Thiết kế bếp nhà hàng khách sạn sao cho phù hợp với không gian, đạt được hiệu suất cao, tiết kiệm chi phí luôn là yếu tố mà người quản lý nhà hàng, khách sạn, hay dịch vụ ẩm thực hết sức chú trọng.

Bạn đang muốn tìm hiểu cách nâng cao hiệu suất vận hành cho khu bếp nhà hàng hay tìm kiếm một đối tác tốt nhất để thiết kế, setup bếp nhà hàng đạt được hiệu suất cao nhất?

Tư vấn từ Chuyên gia Bếp nhà hàng của Thiên Bình Group sẽ giúp bạn hiểu rõ về:

  • Cách phân chia khu bếp nhà hàng theo chức năng và các thiết bị bếp cần có
  • 7 kiểu thiết kế, setup bếp cho nhà hàng đúng chuẩn
  • Các tiêu chuẩn về thiết kế, thi công bếp nhà hàng.
  • Các mô hình bếp nhà hàng được setup, vận hành trên thực tế ra sao.
  • Thiết kế, thi công bếp nhà hàng đúng chuẩn, đảm bảo chất lượng và tiến độ - Dịch vụ của chúng tôi
  • Cách phòng tránh rủi ro khi thiết kế, thi công bếp nhà hàng.

Tổng quan về thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn

Nhà hàng là loại hình kinh doanh dịch vụ ẩm thực, thường phục vụ cả món ăn và đồ uống. Nhà hàng có thể là cơ sở kinh doanh độc lập hoặc trực thuộc các dịch vụ lưu trú như Khách sạn. Trong đó, khu bếp nhà hàng đóng vai trò trung tâm, cần được bố trí hợp lý để chế biến món ăn nhanh chóng, đảm bảo chất lượng nhằm phục vụ hiệu quả cho số lượng lớn thực khách.

Công việc thiết kế, setup bếp nhà hàng chính là nhằm tối ưu hóa mọi hoạt động từ lưu trữ thực phẩm, sơ chế nguyên liệu, cho tới nấu nướng món ăn, pha chế đồ uống và phục vụ thực khách.

Thiết kế bếp nhà hàng là việc lập kế hoạch, xây dựng phương án bố trí không gian bếp có đầy đủ công năng, tiện nghi và an toàn để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu hoạt động của một nhà hàng theo phong cách ẩm thực và mặt bằng cụ thể. Quá trình này bao gồm nhiều hạng mục công việc khác nhau, từ việc xác định phong cách ẩm thực của nhà hàng, khảo sát mặt bằng, lập phương án thiết kế kế cho đến triển khai thi công, setup không gian và lắp đặt thiết bị.

Làm thế nào để thiết kế, setup bếp cho nhà hàng đạt hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí là điều mà các nhà quản lý nhà hàng hướng đến.

6 phân khu công năng cần có khi thiết kế bếp nhà hàng

Một hệ thống bếp công nghiệp luôn được thiết kế phân chia thành các phân khu riêng. Thông thường gồm có các khu tiếp nhận, khu vực kho lưu trữ, khu sơ chế, khu chế biến, nấu nướng, khu lên thành phẩn, soạn chia và khu rửa thu gom.

6 phân khu công năng chủ yếu khi thiết kế bếp nhà hàng

6 phân khu công năng chủ yếu khi thiết kế bếp nhà hàng

Để vận hành hiệu quả, các nhà hàng, khách sạn thường dành tới ⅓ diện tích để bố trí khu bếp. Tại đây, tùy vào diện tích và hình dạng mặt bằng mà khu bếp được chia thành các phân khu công năng khác nhau. Nhưng chủ yếu sẽ có 6 khu vực (hay phân khu) công năng chính. Cụ thể là:

Khu tiếp nhận nguyên liệu (1)

Vai trò: Khu vực tiếp nhận  là nơi tiếp nhận các nguyên liệu, thực phẩm từ tươi sống đến thực phẩm khô, đông lạnh, rau củ quả, các loại gia vị. Tại đây nhân viên tiếp nhận sẽ kiểm tra số lượng và chất lượng của thực phẩm và sắp xếp vào kho theo một quy trình hợp lý nhất. Khu này cần bố trí người có kinh nghiệm để phân chia thực phẩm rõ ràng và hiệu quả nhất.

Khu vực lưu kho, bảo quản (2)

Vai trò: Khu kho lưu trữ và bảo quản toàn bộ các nguyên liệu phục vụ cho chế biến món ăn, thường phân chia theo khu vực lưu trữ đồ khô và khu vực bảo quản đông lạnh: 

  • Khu vực lưu trữ khô để các loại thực phẩm khô, gia vị, đồ hộp và các nguyên liệu không cần bảo quản lạnh.
  • Khu vực lưu trữ đông lạnh để bảo quản các nguyên liệu đông lạnh hoặc tươi sống như thịt, cá, rau củ quả.

Khu sơ chế (3)

Vai trò: Khu sơ chế có chức năng chuẩn bị các nguyên liệu thô trước khi đưa vào chế biến. Tại đây, nhân viên bếp sẽ thực hiện công việc làm sạch, xay cắt các loại thực phẩm, rau củ với kích cỡ, hình dạng theo yêu cầu của đầu bếp. 

Khu thu gom, rửa dọn (4)

Vai trò: Khu vực này với chức năng rửa và thu gom bát đĩa, xoong nồi cùng vật dụng nhà bếp sẽ được làm sạch rồi diệt khuẩn để phục vụ lần dùng kế tiếp. 

Khu nấu nướng, chế biến món ăn (5)

Vai trò: Khu nấu nướng có chức năng chế biến món ăn theo thực đơn bếp nhà hàng/khách sạn. Đây là nơi quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của món ăn.

Khu vực này có thể được chia thành các khu vực nhỏ hơn theo chuyên môn của đầu bếp chính, đầu bếp phụ, như: khu vực xào, khu vực nướng, khu vực chiên, khu vực nấu canh, khu làm bánh...

Khu ra món ăn, chờ phục vụ (6)

Tại khu vực này được trang bị các loại thiết bị như giá inox, bàn inox, xe đẩy đồ chờ sẵn, giá bát đĩa,…được bố trí đủ và sắp xếp đúng quy định để hỗ trợ tốt nhất cho nhân viên. Khu vực này cần được thiết kế đảm bảo cửa ra đồ vừa rộng rãi, thông thoáng và tuyệt đối không vướng víu tránh làm đổ vỡ hay làm hỏng món ăn trong quá trình vận chuyển.

Khu bếp nhà hàng vận hành như thế nào?

Như mô tả ở trên, một khu bếp nhà hàng, khách sạn được chia thành các phân khu chức năng. Vậy chúng vận hành như thế nào?

 

Sơ đồ quy trình hoạt động của bếp nhà hàng

Sơ đồ quy trình hoạt động của bếp nhà hàng

Diễn giải: Quy trình hoạt động của bếp khách sạn hay bếp nhà hàng đều diễn ra theo vòng tuần hoàn khép kín từ công đoạn sơ chế tới khi hoàn thành món ăn, theo thứ tự sau:

1- Khu vực tiếp nhận thực phẩm kiểm tra hàng hóa, nhãn mác và chất lượng rồi chuyển các thực phẩm đạt yêu cầu qua phòng lạnh để bảo quản chung thực phẩm khi chưa cần sử dụng đến, hoặc chuyển sang khu sơ chế để chế biến món ăn. 

2- Khi nhận danh sách món ăn cần phục vụ, nhân viên bếp sẽ tiến hành kiểm tra các thực phẩm trước khi mang đến khu vực sơ chế. Tại nơi sơ chế, loại bỏ toàn bộ thực phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, rửa sạch và sử dụng các loại dung cụ để tiến hành sơ chế chúng.

3- Sau khi sơ chế cắt thái đạt chuẩn theo yêu cầu của thực đơn món ăn thì các thực phẩm sẽ được chuyển sang khu vực bếp nấu để chế biến món ăn.

4- Các món ăn được chế biến xong thì được chuyển tới khu soạn chia, để trang trí món ăn trước khi ra cho thực khách thưởng thức. 

5- Sau khi phục vụ món ăn, nhà hàng sẽ tiến hành công đoạn thu gom bát đĩa, dụng cụ bếp để làm sạch chuẩn bị cho chu trình phục vụ mới. Công đoạn rửa dọn sẽ được thực hiện liên tục và nhịp nhàng để không tồn quá nhiều lượng bát đĩa, xoong nồi gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời giữ căn bếp luôn sạch sẽ.

Một số mẫu thiết kế, setup bếp cho nhà hàng, khách sạn trên thực tế

Trước hết, để có thông tin trực quan về thiết kế, thi công bếp nhà hàng, bạn hãy xem một số dự án chúng tôi đã thực hiện cho các nhà hàng khách sạn với mặt bằng và phong cách ẩm thực khác nhau . Có thể một trong số đó có sự tương đồng với nhà hàng dự kiến của bạn. 

 

Video: dự án thiết kế bếp nhà hàng Unicb Eatery - Hai Bà Trưng - Hà Nội:

7 kiểu thiết kế, setup bếp nhà hàng thông dụng

Như trên đã trình bày, để một thiết kế bếp nhà hàng hiệu quả cao sẽ cần có 6 khu vực công năng:

  • Khu tiếp nhận nguyên liệu (1)
  • Khu kho lưu trữ, bảo quản (2)
  • Khu sơ chế (3)
  • Khu rửa dọn (4)
  • Khu bếp nấu nướng (5)
  • Khu ra món, phục vụ (6)

Các khu vực công năng trên sẽ được thiết kế tương thích với không gian, diện tích bếp và phong cách ẩm thực của mỗi nhà hàng.

Thiên Bình Group xin giới thiệu 7 kiểu thiết kế bếp nhà hàng khách sạn có hiệu suất cao, được ứng dụng nhiều nhất. Sau khi xem các mẫu thiết kế này, chắc chắn bạn sẽ biết cách bố trí hiệu quả cho khu bếp Nhà hàng của mình.

1- Thiết kế bếp nhà hàng kiểu một chiều

Thiết kế bếp kiểu một chiều (hay kiểu dây chuyền - Assembly Line Kitchen) là cách bố trí các khu vực công năng của khu bếp tuần tự nhau, từ khi nguyên liệu được nhận vào cho đến khi món ăn hoàn thành và được phục vụ. Cụ thể, 6 khu vực công năng bếp được sắp xếp như sau: 

Nguyên liệu thực phẩm được đưa vào Khu tiếp nhận (1) để phân loại, sau đó được đưa vào Khu lưu trữ, bảo quản (2), nguyên liệu được lấy ra theo nhu cầu chế biến để đưa đến Khu sơ chế (3) và đồng thời được làm sạch tại Khu rửa (4). Thực phẩm đã sơ chế được chuyển tiếp đến khu bếp nấu (5) để chế biến. Món ăn hoàn thành thì được chuyển tiếp đến Khu ra món và phục vụ (6) để trau chuốt món ăn trước khi chuyển đến bàn phục vụ thực khách.

Các loại bát đĩa sau khi phục vụ, xoong nồi, dụng cụ nấu nướng sau khi nấu xong lại được chuyển đến Khu rửa dọn (4) để làm sạch.

Sơ đồ thiết kế bếp nhà hàng kiểu 1 chiều

Sơ đồ thiết kế bếp nhà hàng kiểu 1 chiều

Mẫu thiết kế bếp nhà hàng, theo nguyên tắc một chiều được áp dụng rộng rãi trong các mô hình thiết kế nhà bếp nhà hàng, khách sạn bởi tính tiện lợi và chuyên nghiệp, hiệu quả phục vụ mà mô hình này đem lại. Thiết kế bếp 1 chiều cho bếp khách sạn nhà hàng tạo một hệ thống bếp được hoạt động chuyên nghiệp nhất, theo một nguyên tắc vận hành ổn định lâu dài, hiệu quả cao.

2- Thiết kế bếp nhà hàng kiểu phân khu

- Theo cách thiết kế này, 6 công năng của bếp nhà hàng được chia thành các khu vực riêng biệt dựa trên chức năng của chúng: Khu tiếp nhận (1), Khu kho, bảo quản (2), Khu sơ chế (3), Khu rửa dọn (4), Khu bếp nấu nướng (5), Khu ra món, phục vụ (6). 

Sơ đồ thiết kế bếp nhà hàng kiểu phân khu

Sơ đồ thiết kế bếp nhà hàng kiểu phân khu

Cách thiết kế này nhấn mạnh vào việc phân chia không gian bếp nhà hàng theo công năng mà không cần phải setup chúng một cách tuần tự. 

Việc phân chia rõ ràng các khu vực công năng như vậy để dễ quản lý và giám sát từng khu vực, đảm bảo yêu cầu cao về an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như tăng năng suất phục vụ của toàn bộ khu bếp.

Để setup được đủ công năng riêng biệt thì đòi hỏi diện tích bếp lớn. Do đó, thiết kế bếp kiểu phân khu thường áp dụng cho các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở ăn uống có quy mô vừa và lớn.

3- Thiết kế bếp nhà hàng kiểu ốc đảo

Thiết kế bếp nhà hàng kiểu ốc đảo (Island Kitchen) là cách setup bếp nhà hàng lấy một khu vực công năng làm trung tâm thường là Khu bếp nấu (5), đặt ở giữa (gọi là "đảo"), các khu vực công năng còn lại gồm Khu tiếp nhận (1), Khu kho, bảo quản (2), Khu sơ chế (3), Khu rửa dọn (4), Khu phục vụ (5) được bố trí xung quanh "đảo". Qua đó tạo ra sự liên kết chặt chẽ và phối hợp nhanh chóng giữa các nhân viên tại khu vực bếp trung tâm với các khu vực công năng vệ tinh. 

Thiết kế bếp nhà hàng kiểu ốc đảo

Thiết kế bếp nhà hàng kiểu ốc đảo

Nếu bạn sở hữu một nhà hàng lớn thì cách setup này rất phù hợp, bởi nó cần một không gian rộng rãi nhưng bù lại, sự linh hoạt và phối hợp hiệu quả giữa các nhân viên trong bếp sẽ làm tăng hiệu suất công việc để phục vụ cho số lượng thực khách đông đảo. 

4- Thiết kế bếp nhà hàng kiểu mở

Thiết kế bếp mở (Open Kitchen) cho nhà hàng là cách setup không gian bếp ngay cạnh khu vực ăn uống mà không có sự ngăn cách bằng vách ngăn. 

Việc nhìn thấy khách hàng có thể khiến nhân viên phục bếp cảm thấy được trân trọng hơn, hài lòng hơn với công việc của mình và sẵn sàng nỗ lực hơn. Ngược lại, Khách hàng nhìn thấy cách món ăn của mình được chế biến sẽ cảm thấy ngon miệng và hài lòng hơn. Theo nghiên cứu của Ryan W. Buell, phó giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard thì "sự hài lòng của khách hàng tăng 10% khi đầu bếp nhìn thấy khách hàng và tăng đến 17,3% khi khách hàng và đầu bếp có thể nhìn thấy nhau".

Đối với các nhà hàng buffer hay nhà hàng tự chọn, thực khách có thể quan sát và yêu cầu món ăn của mình ngay tại nơi chế biến. Nhà hàng cũng giảm bớt được nhân lực cho khâu phục vụ. Trường hợp này, thiết kế bếp mở chính là cách thiết kế bếp nhà hàng hiệu quả nhất. Cách này cũng rất hiệu quả đối với các nhà hàng có không gian nhỏ không thể bố trí khu bếp riêng biệt.

Bếp nhà hàng thiết kế theo phong cách mở

Bếp nhà hàng thiết kế theo phong cách mở

5- Thiết kế bếp nhà hàng kiểu chữ L

Thiết kế bếp nhà hàng kiểu chữ L (L-Shaped Kitchen) là cách setup không gian bếp nhà hàng, trong đó các khu vực công năng được sắp xếp dọc theo hai bức tường liền kề, tạo thành hình chữ L. Một phần của chữ L thường dành cho khu vực nấu nướng, trong khi phần còn lại dành cho khu vực chuẩn bị và lưu trữ.

Sơ đồ thiết kế bếp nhà hàng kiểu chữ L

Sơ đồ thiết kế bếp nhà hàng kiểu chữ L

Thiết kế này tối ưu không gian góc, giúp giảm thiểu khoảng cách di chuyển giữa các khu vực. Hơn nữa, cách setup này tương thích với nhiều kích thước và hình dạng không gian bếp, dễ tùy chỉnh và mở rộng các khu vực công năng. Chẳng hạn có thể bố trí thêm bàn sơ chế ở giữa để tạo thành sơ đồ thiết kế kiểu ốc đảo.

Đối với các nhà hàng, quán bar có không gian bếp vừa và nhỏ, cần tối ưu hóa không gian thì cách setup kiểu chữ L là một lựa chọn phù hợp.

6- Thiết kế bếp nhà hàng kiểu chữ U

Cách thiết kế bếp nhà hàng hình chữ U là setup các khu vực làm việc và thiết bị bếp dọc theo ba bức tường, tạo thành hình chữ U. 

Bố trí bếp hình chữ U tạo ra sự linh hoạt về chiều dài và chiều sâu để setup các thiết bị bếp, nếu như chiều rộng cho phép thì có thể bố trí thêm quầy đảo trung tâm giống như thiết kế bếp kiểu ốc đảo để có thêm không gian làm việc.

Sơ đồ setup bếp nhà hàng hình chữ U

Sơ đồ setup bếp nhà hàng hình chữ U

Cách thiết kế này thường thấy ở các nhà hàng khách sạn tầm trung và nhỏ, giới hạn diện tích khu bếp.

7- Thiết kế bếp nhà hàng kiểu hành lang

Thiết kế bếp kiểu hành lang (Galley Kitchen) là kiểu setup không gian bếp mà các khu vực làm việc và thiết bị được sắp xếp dọc theo chiều dài của bức tường, có thể là 1, hoặc 2 bên tường đối diện nhau, phần còn lại là hành lang di chuyển.

Sơ đồ setup bếp nhà hàng kiểu hành lang

Sơ đồ setup bếp nhà hàng kiểu hành lang

Với thiết kế bếp kiểu hành lang, các khu vực làm việc được sắp xếp gần nhau, giúp giảm thiểu thời gian di chuyển và tăng cường sự tiện lợi.

Thiết kế này thường được sử dụng trong các không gian nhỏ hẹp, như nhà hàng có diện tích giới hạn hoặc bếp nhà hàng, quầy bar trên tàu du lịch.

 

Trên đây là 7 kiểu thiết kế thường dùng cho bếp nhà hàng. Với mỗi quy mô và phong cách nhà hàng, khách sạn khác nhau, Thiên Bình Group sẽ tư vấn mẫu thiết kế phù hợp với đầy đủ công năng để đảm bảo nhà hàng phục vụ hiệu quả cao với mức ngân sách thấp nhất. 

Xem thêm video công trình thiết kế bếp nhà hàng theo kiểu bếp chữ U:

Các thiết bị bếp công nghiệp cần thiết để setup bếp nhà hàng

Cách bố trí thiết kế bếp nhà hàng nhỏ được thể hiện theo việc bố trí các khu vực vực với nhau như khu nhập kho của nhà hàng sẽ cần lưu trữ nhiều vật dụng, bao gồm dụng cụ nấu nướng (đồ dùng, chảo,...), thực phẩm (các loại thịt, đồ khô) sắp xếp dụng cụ bày trí (như đĩa, chén, bát,...) vì thế khu vực này sẽ được thiết kế đặt tại nơi dễ đi lại, đối diện trực tiếp cửa ra vào bếp ăn để tiện lợi trong quá trình vận chuyển.

Các thiết bị bếp nhà hàng được trang bị phù hợp theo các khu vực công năng trong bếp ăn nhà hàng

Các thiết bị bếp nhà hàng được trang bị phù hợp theo các khu vực công năng trong bếp ăn nhà hàng

Mỗi khu vực trong bếp nhà hàng sẽ có những thiết bị, dụng cụ chế biến đặc thù đi kèm. Khi setup thiết bị bếp cần tuân thủ nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng. Thông thường một khu bếp công nghiệp hoạt động cần có một số thiết bị thiết yếu sau:

1- Các thiết bị, dụng cụ cho Khu tiếp nhận

  • Bàn bếp inox: để sắp xếp và kiểm tra nguyên liệu.
  • Cân: để kiểm tra, đối chiếu chính xác trọng lượng nguyên liệu.
  • Giá, kệ: phân loại và lưu trữ tạm thời nguyên liệu.
  • Thùng đựng rác: loại bỏ bao bì và rác thải.
  • Dụng cụ dán nhãn: để ghi và theo dõi thông tin về lô hàng đã tiếp nhận.

2- Thiết bị, dụng cụ cho khu lưu trữ và bảo quản thực phẩm

Các thiết bị, dụng cụ cần trang bị:

  • Tủ và các loại giá, kệ: nơi để các nguyên liệu khô, gia vị, các loại củ quả tươi lâu tự nhiên
  • Tủ đông và tủ mát cỡ lớn: để bảo quản nguyên liệu tươi hoặc  đông lạnh, rau củ dễ hỏng
  • Cân: để đo lượng nguyên liệu cần thiết khi xuất ra chế biến.
  • Hệ thống đo và kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm: đảm bảo điều kiện lưu trữ lý tưởng cho nguyên liệu.
  • Máy quét mã vạch và truy xuất thông tin: cần có trong trường hợp danh mục nguyên liệu phải quản lý nhiều và số lượng lớn.

3- Các thiết bị, dụng cụ cho khu sơ chế

Các thiết bị, dụng cụ cần trang bị:

  • Bàn sơ chế inox: dùng để chuẩn bị và xử lý nguyên liệu. Bàn làm bằng inox để tăng độ bền, dễ làm sạch, có thể trang bị thêm bàn chặt bằng có mặt lót gỗ tăng cứng.
  • Thớt và dao chuyên dụng: các loại thớt và dao phù hợp với từng loại nguyên liệu.
  • Máy cắt, máy xay và máy trộn: dùng để cắt, xay và trộn nguyên liệu.
  • Chậu rửa inox: Rửa nguyên liệu và dụng cụ.
  • Máy hút mùi / quạt thông gió: nếu thực đơn của nhà hàng sử dụng thường xuyên các thực phẩm có mùi, chẳng hạn như thịt trâu bò, thì cần trang bị để chống ám mùi.
  • Găng tay và tạp dề bảo hộ: để đảm bảo vệ sinh thực phẩm và an toàn cho nhân viên.

4- Thiết bị, dụng cụ cho Khu chế biến

Các thiết bị, dụng cụ cần có:

  • Bếp công nghiệp: bếp gas, bếp điện, hoặc bếp từ để nấu được đa dạng món ăn.
  • Lò nướng: Nướng bánh, thịt và các món ăn khác.
  • Nồi và chảo: các loại nồi và chảo có kích thước và chức năng khác nhau.
  • Máy hút mùi và quạt thông gió: giúp khu vực nấu nướng thông thoáng và không bị ám mùi.
  • Lò vi sóng và lò hấp: hâm nóng và hấp thực phẩm.
  • Bàn chuẩn bị (bàn inox): Chuẩn bị nguyên liệu trước khi nấu nướng.
  • Kệ đựng gia vị và dụng cụ nấu ăn: Lưu trữ gọn gàng các gia vị và dụng cụ.
  • Nồi áp suất: Nấu các món cần thời gian lâu nhưng giữ được dinh dưỡng.
  • Máy xay, máy trộn và máy đánh trứng: Chuẩn bị nguyên liệu nhanh chóng và dễ dàng.
  • Thiết bị đo nhiệt độ: Đảm bảo nhiệt độ nấu nướng chính xác.

Những thiết bị này giúp khu nấu nướng hoạt động hiệu quả, đảm bảo chất lượng món ăn và an toàn vệ sinh thực phẩm.

5- Thiết bị, dụng cụ cho khu quầy bar, đồ uống

Nếu một nhà hàng có Khu quầy bar riêng thì cần có các thiết bị sau:

  • Máy pha cà phê: để pha được nhiều kiểu cà phê espresso, cappuccino, latte và các loại cà phê khác.
  • Máy xay cà phê: có thể trang bị thêm để xay hạt cà phê tươi trước khi pha.
  • Máy ép trái cây: Làm nước ép tươi từ trái cây và rau củ.
  • Máy làm đá: cung cấp đá viên liên tục cho đồ uống.
  • Tủ lạnh và tủ mát: Lưu trữ các loại đồ uống và nguyên liệu, hoa quả để pha chế.
  • Quầy pha chế inox hoặc gỗ: để chuẩn bị và pha chế đồ uống.
  • Kệ đựng ly và chai rượu: sắp xếp ly và chai rượu gọn gàng, dễ tiếp cận.
  • Bình lắc (shaker) và dụng cụ pha chế: Pha chế cocktail và các đồ uống khác.
  • Máy xay sinh tố: Pha chế sinh tố và các đồ uống pha trộn.
  • Bồn rửa và hệ thống thoát nước tích hợp tại quầy pha chế: để rửa ly và dụng cụ pha chế.

Những thiết bị này giúp khu quầy bar hoạt động hiệu quả, phục vụ nhanh chóng và đảm bảo chất lượng đồ uống cho khách hàng.

6- Thiết bị, dụng cụ cho khu rửa dọn

Các thiết bị, dụng cụ cần trang bị:

  • Bồn rửa bát inox: để rửa chén bát, dụng cụ nấu ăn.
  • Thùng lọc mỡ: thu gom mỡ thừa, chống tắc nghẽn hệ thống thoát nước.
  • Máy rửa bát công nghiệp: tự động rửa sạch chén bát và dụng cụ bếp. Nên trang bị để tăng năng suất phục vụ.
  • Máy sấy chén bát: Sấy khô nhanh chóng chén bát sau khi rửa.
  • Giá kệ để bát đĩa và dụng cụ: sắp xếp chén bát và dụng cụ sau khi rửa.
  • Thùng rác inox: để thu gom rác thải và bao bì.
  • Găng tay cao su và tạp dề: bảo vệ nhân viên, hạn chế tiếp xúc các hóa chất khi rửa dọn.
  • Bàn chà và bàn cọ: Dùng để chà rửa các nồi niêu, xoong chảo lớn.

 

Vai trò của thiết kế khi setup bếp nhà hàng khách sạn 

Thiết kế bếp nhà hàng rất cần thiết để tối ưu quy trình, nâng cao hiệu suất phục vụ.  

  • Thiết kế khu bếp nhà hàng để đảm bảo có đủ công năng cho việc chế biến đa đang các thực đơn món ăn do nhà hàng, khách sạn cung cấp.
  • Nhờ có phương án thiết kế chi tiết, các khu vực công năng được định hình rõ ra và không bị thiết sót: khu lưu trữ thực phẩm, khu sơ chế, khu chế biến và khu rửa thuận tiện theo luồng công việc, và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Không chỉ đảm bảo đầy đủ công năng sử dụng, thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn còn giúp chủ đầu tư đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.

  • Các bản vẽ thiết kế 2D và 3D cung cấp cho chủ đầu tư góc nhìn thực tế để đánh giá, hiệu chỉnh tối ưu nhất công năng của bếp, đồng thời giúp tiết giảm chi phí do đầu tư dư thừa.
Mẫu bản vẽ thiết kế 2D mặt bằng bếp nhà hàng do Thiên Bình Group cung cấp

Mẫu bản vẽ thiết kế 2D mặt bằng bếp nhà hàng do Thiên Bình Group cung cấp

  • Trong giai đoạn lập phương án thiết kế bếp nhà hàng, các mô hình thiết kế 3D cung cấp thông tin chi tiết, giúp cho chủ đầu tư đánh giá được sự phù hợp của không gian bếp thực tế như thế nào để có sự điều chỉnh kịp thời.
Bản vẽ 3D thiết kế bếp nhà hàng
Mẫu bản vẽ 3D thiết kế bếp nhà hàng
Bản vẽ thiết kế bếp khách sạn
Bản vẽ thiết kế bếp khách sạn
Bản vẽ 3D thiết kế bếp nhà hàng
Bản vẽ 3D thiết kế bếp nhà hàng trong Trung tâm thương mại
Bản vẽ 3D thiết kế bếp nhà hàng nhỏ
Bản vẽ thiết kế bếp nhà hàng nhỏ
Bản vẽ 3D thiết kế bếp nhà hàng mang đến góc nhìn thực tế cho chủ đầu tư
Bản vẽ 3D thiết kế bếp nhà hàng mang đến góc nhìn thực tế cho chủ đầu tư
Bếp nhà hàng được sắp xếp tối ưu công năng và thiết bị nhờ có thiết kế 3D
Bếp nhà hàng được sắp xếp tối ưu công năng và thiết bị nhờ có thiết kế 3D
  • Thông qua các phương án thiết kế, chủ đầu tư cũng đánh giá được đối tác thiết kế, thi công nào có đủ năng lực sản xuất, cung ứng thiết bị bếp, đảm bảo tiến độ thi công, cũng như hỗ trợ bảo trì thiết bị trong suốt quá trình sử dụng.
Xưởng sản xuất thiết bị inox bếp nhà hàng của Thiên Bình
Xưởng sản xuất thiết bị inox bếp nhà hàng của Thiên Bình
Đội thợ sản xuất, thi công tay nghề cao, máy móc hiện đai
Đội thợ sản xuất, thi công tay nghề cao, máy móc hiện đai

Các tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng khách sạn

Một khu vực bếp công nghiệp trong nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn, chất lượng, thẩm mỹ và khoa học cần đảm bảo các tiêu chuẩn, nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn sau:

Không gian

Đây là tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn đầu tiên, không gian bếp ăn cần đảm bảo sự hòa hợp và cân đối giữa khu bếp với không gian phục vụ khách hàng. Bếp cần được bố giữa các khu để đảm bảo sự liên tục trong vận hành. Từ đó, người đứng bếp sẽ không bị ảnh hưởng các thao tác với người sơ chế hay phục vụ.

Tiêu chuẩn không gian trong thiết kế bếp khách sạn

Cần đảm bảo tiêu chuẩn không gian bếp nhà hàng, khách sạn

Bếp ăn tại nhà hàng khách sạn cần được sắp xếp hợp lý để dây chuyền chế biến hoạt động vận hành tốt nhất, nhờ vậy những món ăn ngon và thẩm mỹ ra đời. Không gian trong khu bếp càng duy trì sự tiện lợi và linh hoạt bao nhiêu càng đảm bảo cho việc phục vụ thực khách được nhanh chóng và hiệu quả bấy nhiêu.

Tiêu chuẩn ánh sáng

Bất cứ hoạt động nào trong khu bếp cũng yêu cầu sử dụng ánh sáng và trong thiết kế nhà bếp khách sạn nhà hàng cũng vậy. Ánh sáng càng rõ thì nhân viên càng làm việc tốt hơn. Tại khu sơ chế, ánh sáng tốt sẽ đảm bảo thực phẩm được rửa sạch kỹ càng. Ngoài ra, khu vực này cần sử dụng dao kéo nên  có ánh sáng đầy đủ nhân viên có thể nhìn rõ hơn, tránh việc cắt vào tay hay một số các nguy hiểm khác.

Tại khu vực chế biến, khi ánh sáng tốt đầu bếp có thể dễ dàng nêm, nếm gia vị hợp lý, dễ quan sát màu sắc, độ chín của thực phẩm và quan sát rõ hơn để tránh bị bỏng dầu hay nước sôi. Nhìn chung việc đảm bảo ánh sáng ở khu vực nào cũng đều vô cùng cần thiết.

Bếp ăn cần đảm bảo tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên một cách tối đa kết hợp thêm với hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt phù hợp, khoa học và không gây chói mắt.

Tiêu chuẩn ánh sáng trong thiết kế bếp nhà hàng

Đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng của nhà hàng khách sạn

Hệ thống thông gió hút mùi trong thiết kế khu bếp nhà hàng khách sạn

Bếp ăn tại nhà hàng hay khách sạn với tính chất luôn hoạt động ở công suất cao, cường độ liên tục nên khí nóng, bụi cùng với mùi thức ăn kết hợp lại sẽ làm cho không gian bếp cực kỳ khó chịu và bức bối. Để giải quyết vấn đề này, khu vực bếp cần có một hệ thống hút mùi và hút khói hiệu quả giúp không gian bếp trở nên thoáng đãng và tạo cảm giác thoải mái hơn.

Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng nhỏ cần đảm bảo hệ thống thông gió hút mùi cần được thiết thiết kế có công suất phù hợp, tương đương với công suất hoạt động của toàn hệ thống bếp. Đường ống hút mùi phải đảm bảo tiêu chuẩn kích thước phù hợp quá trình vận hành hoạt động của khu bếp.

Tiêu chuẩn hệ thống cấp năng lượng điện, gas trong thiết kế bếp khách sạn, nhà hàng

Trong các nhà bếp sang trọng của nhà hàng hay khách sạn dây dẫn điện được giấu dưới sàn và các kết nối điện bên dưới thiết bị. Đồng thời họ sẽ thêm trần giả và giấu điện trong chúng. Tất cả các phụ kiện điện và thiết bị cố định đều cần khả năng chống chịu nước tốt để nâng cao tuổi thọ và đảm bảo quy trình hoạt động an toàn.

Cần đảm bảo tiêu chuẩn nguồn điện hoạt động ổn định, trọng tải phù hợp với công suất của các thiết bị máy móc trong khu bếp. Không xảy ra tình trạng quá tải, chập cháy dẫn đến mất an toàn trong quá trình hoạt động của bếp. Hệ thống nước cũng cần đảm bảo nguồn nước luôn luôn có, đủ dùng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của công việc bếp núc.

Bếp nhà hàng, khách sạn sẽ sử dụng 2 nguồn nhiên liệu chủ yếu là gas và điện. Hai hệ thống này cần đảm bảo được sự an toàn song song để đề phòng cháy nổ có thể xảy ra. Đặc biệt là hệ thống dẫn gas phải đảm bảo tuân theo tiêu chuẩn của thiết kế bếp công nghiệp. Ngoài ra, mỗi đơn vị cần kiểm tra hệ thống dẫn gas định kỳ để phát hiện sự cố có thể phát sinh và và kịp thời xử lý.

Hệ thống cấp thoát nước

Nước và rác thải cần được xử lý ngay tức thì sau mỗi quá trình chế biến. Một hệ thống cấp – thoát nước khoa học và hiện đại sẽ đẩy nhanh quá trình dọn dẹp và phục vụ cho một chu trình sơ chế và chế biến mới. Nhờ vậy, việc phục vụ của các nhà hàng hay khách sạn được diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao.

Hệ thống nước cung cấp cho toàn bộ quá trình hoạt động của khu bếp, không chỉ đảm bảo làm sạch toàn bộ xoong nồi, thiết bị sơ chế, lưu trữ mà còn hỗ trợ không nhỏ trong việc chế biến của các đầu bếp. Vì vậy, toàn bộ hệ thống này sẽ được lắp theo quy chuẩn chung để hoạt động bếp ăn diễn ra thông suốt.

Cần thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho khu bếp được thuận lợi nhất, hỗ trợ tốt nhất cho nhân viên và đầu bếp trong việc cấp nước để sử dụng và thoát nước. Thiết kế đường ống thoát nước đảm bảo vệ sinh tránh ứa đọng, nước không thoát kịp.

đảm bảo tiêu chuẩn hệ thống cấp điện trong thiết kế bếp nhà hàng
Đảm bảo tiêu chuẩn hệ thống cấp điện trong thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn
Đảm bảo tiêu chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong thiết kế bếp khách sạn
Đảm bảo tiêu chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn

Hỗ trợ tư vấn thiết kế bếp nhà hàng khách sạn

Tại Thiên Bình Group, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận yêu cầu setup bếp cho nhà hàng mọi quy mô từ nhỏ đến lớn. Với các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi cam kết đưa ra giải pháp thiết kế bếp chuẩn nhất với đầy đủ công năng, tận dụng được không gian, giảm thiểu chi phí thi công giúp cho nhà hàng đạt được hiệu suất vận hành tối đa.

Mọi sự tư vấn sẽ được miễn phí hoàn toàn để giúp bạn tiết kiệm chi phí tốt nhất cho dự án. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được phương án thiết kế tối ưu cho bếp nhà hàng của bạn.

Các Chuyên viên tư vấn Dự án luôn sẵn sàng hỗ trợ, Hotline/zalo: 0916.905.888 (Hà Nội) -  0982.790.696 (TPHCM).

 


Về Thiên Bình Group:

Thiên Bình Group là Nhà phân phối Thiết bị Nhà hàng và Bếp công nghiệp chính hãng tại Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng có gần 15 năm hoạt động Thiết kế, thi công Bếp nhà hàng, Khách sạn. Thông qua website Thienbinhgroup.com, chúng tôi cung cấp sản phẩm, dịch vụ với thông tin kỹ thuật đầy đủ, mức giá cạnh tranh, và những tư vấn chuyên môn hiệu quả, trong đó có lĩnh vực thiết kế, thi công bếp nhà hàng, khách sạn.

Tìm hiểu cách thiết kế bếp nhà hàng, lựa chọn thiết bị bếp để có một setup tối ưu nhất về công năng là điều cần thiết với nhiều người kinh doanh ẩm thực. Do đó, các Chuyên gia bếp nhà hàng của Thiên Bình Group đã trình bày về những giải pháp thiết kế, mô hình setup công năng bếp, danh mục thiết bị cũng như tiêu chuẩn thiết kế, thi công một cách chuyên sâu và đầy đủ.

Chúng tôi tin tưởng rằng những thông tin trên sẽ giúp cho những nhà quản lý nhà hàng, những người kinh doanh trong ngành ẩm thực nâng cao hiệu suất hoạt động của mình hơn nữa.


Từ khóa giúp tìm kiếm nhanh chủ đề này: Thiết kế bếp nhà hàng | Thi công bếp nhà hàng | Setup bếp cho nhà hàng | Thiết bị bếp nhà hàng | Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng | Mẫu bếp nhà hàng