Hiển thị 1–16 của 255 kết quả

Catalog và báo giá của các loại Bàn Lạnh

Bạn đang xem Catalog về thông số kỹ thuật và giá bán của các kiểu Bàn Lạnh thông dụng. So sánh và đánh giá 255 mẫu sản phẩm như Bàn chế biến salad, pizza, Bàn đông, Bàn đông mát kết hợp, Bàn mát, ... giúp xác định loại nào tốt, giá rẻ và cách sử dụng phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Thiên Bình sẽ tư vấn và cung cấp thêm các Khuyến mại, giảm giá, cũng như hỗ trợ giao hàng - lắp đặt, bảo hành, sửa chữa cho Bàn Lạnh tại Hà Nội, TpHCM và các tỉnh thành trên toàn quốc.

Thông tin thêm về Bàn Lạnh

Để kinh doanh có hiệu quả cao, các nhà hàng hay quán bar cần sử dụng bàn lạnh để bảo quản thực phẩm, nguyên liệu cho chế biến đồ uống… Hãy xem các thông tin tổng hợp về cấu tạo, phân loại, đặc tính và giá bán của bàn lạnh mà bạn cần biết khi muốn mua và sử dụng thiết bị này phục vụ cho việc kinh doanh ẩm thực của mình.

1. Bàn lạnh là gì, được sử dụng ở đâu?

Bàn lạnh là một loại thiết bị điện lạnh được thiết kế để làm lạnh và bảo quản thực phẩm và đồ uống. Công dụng chính của bàn lạnh là duy trì nhiệt độ thấp để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, từ đó bảo quản đồ uống, thực phẩm tươi ngon và an toàn cho sức khỏe. 

Bên cạnh chức năng lưu trữ bảo quản, nhiều nhà sản xuất cũng thiết kế thêm cho bàn lạnh các chức năng để có thể chế biến món ăn nhanh như làm salad, pizza… Do đó, đây là thiết bị lưu trữ, bảo quản thực phẩm, đồ uống lý tưởng cho phòng ăn gia đình, các quán bán đồ ăn nhanh, quầy giảm giá, tiệm bánh pizza, cửa hàng bánh sandwich và thậm chí là các khách sạn. Để tăng tính lưu động cho bàn lạnh, một số nhà sản xuất còn lắp thêm bánh xe giúp người sử dụng có thể dễ dàng chuyển vị trí, đưa ra khỏi giá đỡ để vệ sinh hoặc bảo trì định kỳ. 

Ứng dụng của bàn lạnh

Bàn lạnh thường được sử dụng ở nhiều nơi như: 

  • Phục vụ cho nhu cầu gia đình
  • Phục vụ tại nhà hàng, khách sạn
  • Phục vụ tại quán ăn nhanh
  • Phục vụ tại quán bar
  • Các dịch vụ ăn uống lưu động khác

2. Bàn lạnh: cấu tạo, phân loại, ứng dụng

2.1- Cấu tạo bàn lạnh

Cấu trúc chung của bàn lạnh sẽ gồm có các thành phần chính như: khung vỏ, máy nén, khoang chứa, cửa lấy đồ, chân đế. Sau đây là mô tả chi tiết của từng bộ phận.

Khung vỏ: Bàn lạnh được cấu trúc với khung, vỏ bằng kim loại rất chắc chắn, thường là Inox 304 để tăng độ bền, khả năng chống chịu sự oxy hóa trong môi trường dễ oxy hóa như không gian bếp và dễ làm sạch hơn

Máy nén làm lạnh: Máy nén hay lốc máy chứa môi chất lạnh (thường là loại gas làm lạnh R40A, R32…) là thành phần chủ chốt của bàn lạnh để tạo ra môi trường nhiệt độ thấp để bảo quản. Lốc máy bàn lạnh được đặt phía sau, bên dưới khung máy

Khoang chứa thực phẩm: là phần không gian lưu trữ của bàn lạnh. Khoang chứa thực phẩm có các giá đỡ chia ngăn, các giá đỡ này có thể tùy chỉnh chiều cao để linh hoạt cho nhiều loại thực phẩm, đồ uống có kích thước khác nhau. Khoang chứa thực phẩm này thường tính bằng lít để tiện cho việc phân loại và lựa chọn sản phẩm của người sử dụng. 

Cửa bàn lạnh: khác với tủ đông nằm (cửa nằm trên mặt), cánh cửa bàn lạnh được đặt phía trước khung máy, dùng bản lề xoay để đóng mở nhanh, tiện lợi cho việc lấy đồ bên trong mà không bị thoát nhiều nhiệt. Cửa bàn lạnh thường làm bằng gioăng từ tính để tăng độ bám và độ kín khít cho khoang tủ. 

cấu tạo bàn lạnh - cánh cửa bàn lạnh có gioăng từ tính, tự hút kín khít để giảm thoát nhiệt

Bộ phận điều khiển chức năng: bao gồm bảng mạch điện tử, cảm biến nhiệt, nút nhấn chọn chế độ, màn hình hiển thị chế độ hoạt động. Bộ phận điều khiển giúp cho bàn lạnh hoạt động chính xác theo chế độ mà người sử dụng thiết lập. 

Chân đế: chân đế giúp cho bàn lạnh không tiếp xúc với mặt sàn, giúp giảm, tránh tiếp xúc môi trường ẩm thấp và các chất oxy hóa gây hỏng thiết bị. Một số loại bàn lạnh thay vì làm bộ chân đế cố định thì sẽ thiết kế bánh xe giúp cho người sử dụng linh hoạt hơn khi di chuyển bàn lạnh.

2.2- Phân loại bàn lạnh

a- Phân loại theo công dụng

  • Bàn lạnh chỉ có chức năng bảo quản mát: bàn lạnh chỉ dùng để bảo quản mát, ở mức nhiệt độ 0-10 độ C nên còn gọi là bàn mát
  • Bàn lạnh có chức năng bảo quản đông: bàn lạnh với chức năng cấp đông ở mức nhiệt độ -20 độ đến dưới 0 độ C nên còn gọi là bàn đông. Loại bàn lạnh này thường dùng cho thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản.
  • Bàn lạnh kết hợp 2 chức năng đông mát: loại bàn lạnh có kết hợp cả 2 chức năng cấp đông và bảo quản mát. Loại này dùng cho cả thực phẩm, rau củ và đồ uống. 
  • Bàn lạnh có kết hợp chế biến: bàn pizza, bàn salad

b- Phân loại bàn lạnh theo kích cỡ

Theo cấu trúc, bàn lạnh có thể chia làm các kiểu: bàn lạnh 1 cánh, bàn lạnh 2 cánh, bàn lạnh 3 cánh

  • Bàn lạnh 1 cánh: là loại bàn lạnh có khoang chứa và 1 cánh cửa (nên còn gọi là bàn lạnh 1 cửa). Dung tích của bàn lạnh này chỉ ở mức trên dưới 150 lít, và kích thước chiều rộng thường từ 90-100cm.
  • Bàn lạnh 2 cánh: còn gọi là bàn lạnh 2 cửa, là loại bàn lạnh có 1 đến 2 khoang bảo quản có hoặc không có vách ngăn, được thiết kế 2 cánh cửa đóng mở độc lập để tiện cho việc luân chuyển thực phẩm và giảm thoát nhiệt trong quá trình lấy đồ. Bàn lạnh 2 cánh có thể chỉ có chức năng đông hoặc mát riêng biệt hoặc kết hợp cả 2 chức năng. Dung tích của bàn lạnh 2 cánh ở mức từ 200-300 lít, chiều rộng từ 1m2 đến 1m5
  • Bàn lạnh 3 cánh: là loại bàn lạnh cỡ lớn có 2-3 khoang bảo quản với 1-2 vách ngăn tương ứng với 3 cánh cửa đóng mở độc lập (nên còn gọi là bàn lạnh 3 cửa) để tiện cho việc phân loại thực phẩm, đồ uống riêng biệt. Giống như loại bàn lạnh 2 cánh, bàn lạnh 3 cánh cũng có loại chỉ có chức năng đông hoặc mát riêng biệt hoặc kết hợp cả chức năng này. Dung tích chứa của bàn lạnh 3 cánh có thể lên đến hơn 500 lít, chiều rộng của bàn lạnh 3 cánh từ 1m5 đến 1m8. 
  • Bàn lạnh ngăn kéo: là loại bàn lạnh thiết kế các khoang chứa dạng ngăn kéo riêng biệt, dung tích từ 300 lít trở lên tùy vào số ngăn chứa. Kiểu thiết kế này giúp cho việc phân loại thực phẩm đồ uống tốt hơn và giảm thiểu khả năng thoát nhiệt khi đóng mở. Kiểu thiết kế này  thường thấy ở dòng bàn lạnh Hoshizaki. 

Phân loại theo kích cỡ giúp cho người sử dụng dễ chọn được loại bàn lạnh theo nhu cầu lưu trữ của mình, ví dụ người sử dụng cần bảo quản riêng đồ uống và thực phẩm thì sẽ chọn loại bàn lạnh 2 cánh, 3 cánh. Nếu dùng cho nhu cầu gia đình thì có thể dùng loại bàn lạnh dung tích dưới 200 lít. Ngược lại, kinh doanh nhà hàng, quán bar sẽ cần bàn lạnh công nghiệp dung tích từ 400-500 lít.

c. Phân loại bàn lạnh theo kiểu cánh cửa

Nếu phân chia theo kiểu cánh cửa của bàn lạnh thì có 2 dòng sản phẩm là bàn lạnh cánh kính và cánh inox. 

  • Bàn lạnh cánh kính: thường thấy ở các loại bàn lạnh có chức năng bảo quản mát (bàn mát). Cách kính giúp cho việc quan sát nhanh thực phẩm, đồ uống bên trong cũng như việc trưng bày trở lên bắt mắt hơn. Tuy nhiên, khả năng giữ nhiệt của cánh kính không bằng loại cánh cửa inox. 
  • Bàn lạnh cánh inox: loại cánh cửa inox thường có cấu trúc 3 lớp, trong đó, 2 lớp ngoài là inox, lớp giữa có thể là chân không hoặc xốp cách nhiệt. Vì vậy loại bàn lạnh này giảm thoát nhiệt tốt hơn và thường thiết kế cho bàn lạnh có chức năng bảo quản đông (bàn đông).

3. Cách lựa chọn bàn lạnh tối ưu cho nhu cầu sử dụng

Lựa chọn bàn lạnh cho kinh doanh ẩm thực là quan trọng để đảm bảo rằng thực phẩm được bảo quản một cách an toàn và duy trì chất lượng. Với kinh nghiệm 15 năm cung cấp sản phẩm bàn lạnh, chúng tôi đưa ra một số hướng dẫn để giúp bạn lựa chọn được loại bàn lạnh tối ưu cho nhu cầu sử dụng của mình, bao gồm:

a. Chọn Dung tích và Kích thước bàn lạnh:

Xác định dung tích và kích thước của bàn lạnh phù hợp với quy mô của kinh doanh ẩm thực của bạn. Theo cách phân loại ở trên, bàn lạnh thường có từ 1-3 cánh cửa, với kích thước từ 1m-1.8m với 2 kiểu cửa là cửa kính và cửa kim loại. Hãy tính toán nhu cầu sử dụng, không gian và phong cách của nhà hàng - cửa hàng của bạn để chọn loại phù hợp. Với một nhà hàng buffet lớn, bạn hãy chọn loại 3 cánh dài 1.5m - 1.8m để đủ năng suất phục vụ, với các quầy bar nhỏ, hoặc kinh doanh ẩm thực lưu động, bàn lạnh 1 hoặc 2 cánh, chiều rộng 1m-1.2m sẽ là thiết bị phù hợp cho bạn. 

b. Chọn chất liệu và kiểu dáng bàn lạnh:

Nhiều nhà sản xuất chú trọng vào tính kinh tế nên sử dụng vật liệu kém hơn như Inox 201, tôn… để làm khung vỏ bàn lạnh, giúp giảm giá thành sản phẩm. Nhưng nếu có điều kiện tài chính, bạn hãy chọn loại bàn lạnh được làm từ chất liệu chống cao cấp như Inox 304 và dễ vệ sinh. 

Chẳng hạn, nếu muốn dễ dàng theo dõi số lượng, chất lượng của thực phẩm hoặc để tăng tính thẩm mỹ về trưng bày thì bạn dùng bàn lạnh cửa kính; Nếu không cần những tính năng đó hoặc để hạn chế sự va chạm gây vỡ kính thì bạn chọn loại cửa kim loại.

c. Chọn tính năng bảo quản của bàn lạnh:

Nếu bạn phục vụ đồ uống thì có thể chỉ cần bàn lạnh với chức năng làm mát (bàn mát) còn nếu cần bảo quản thực phẩm tươi sống thì dùng bàn lạnh cấp đông (bàn đông) hoặc cân nhắc chọn bàn lạnh kết hợp cả chức năng đông và mát để tiết kiệm không gian và chi phí. 

Xem xét thêm các tính năng khác như xả đông, chống đóng đá, hẹn giờ hay điều chỉnh nhiệt độ dễ dàng, để giúp tối ưu hóa việc sử dụng bàn lạnh.

d. Đánh giá hiệu suất hoạt động của bàn lạnh:

Lựa chọn bàn lạnh có chứng nhận tiêu chuẩn năng lượng để giảm tiêu thụ điện năng và tiết kiệm chi phí vận hành. Ngoài ra, bàn lạnh dùng gas R401A, R32 sẽ cho hiệu suất làm lạnh tốt hơn gas R22.

Phân bố nhiệt lạnh đồng đều: Đánh giá về khả năng bàn lạnh có duy trì nhiệt độ đồng đều trong toàn bộ khoang hay không. Điều này quan trọng để đảm bảo thực phẩm được bảo quản tốt nhất. Hãy xem thông số nhiệt độ và tính năng đối lưu của thiết bị do nhà sản xuất công bố hoặc đo trực tiếp bằng nhiệt kế khi vận hành thử.

e. Dịch vụ bảo hành, bảo trì của nhà cung cấp:

Đây cũng là một tiêu chí quan trọng khi mua bàn lạnh. Chọn được nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp có dịch vụ hậu mãi tốt, bảo dưỡng và sửa chữa chuyên nghiệp sẽ đảm bảo bàn lạnh luôn hoạt động ổn định, dễ thay thế và nâng cấp. Như Thiên Bình là nhà phân phối bàn lạnh tại Việt Nam có chính sách bảo hành sản phẩm lên đến 18 tháng, bảo trì trọn đời sản phẩm, có thể giảm được rủi ro của bạn nếu không may thiết bị lỗi hỏng.

f. Mức ngân sách:

Xem xét chi phí không chỉ là giá mua ban đầu, mà còn chi phí vận hành và bảo trì trong thời gian dài. Hãy tham khảo ngay giá bán sản phẩm bàn lạnh rẻ nhất do chúng tôi cung cấp ở trên.

Làm theo những hướng dẫn trên để lựa chọn một bàn lạnh phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa quy trình làm việc trong ngành ẩm thực của bạn và đảm bảo chất lượng của thực phẩm được duy trì tốt nhất.

4. Cách sử dụng bàn lạnh để tăng hiệu quả và độ bền

Mua được loại bàn lạnh phù hợp là một chuyện, làm sao để sử dụng thiết bị bền bỉ và hiệu suất cao cũng không kém phần quan trọng. Để đảm bảo hiệu quả và tăng độ bền của bàn lạnh, theo các chuyên gia thiết bị điện lạnh, bạn có thể thực hiện những biện pháp dưới đây:

  • Bố trí thiết bị đúng cách:

Đặt bàn lạnh ở nơi thoáng mát và không gian đủ để quạt và cổng thông hơi có thể hoạt động một cách hiệu quả. Tránh đặt gần nguồn nhiệt hoặc tia nắng trực tiếp, giúp giảm áp lực làm lạnh và tiết kiệm năng lượng.

  • Quản lý nhiệt độ:

Thiết lập nhiệt độ phù hợp với mục đích sử dụng của bạn. Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản thực phẩm tươi sống thường là trong khoảng 0-4 độ C, với đồ uống là từ 5-10 độ C, trong khi bàn đông cần duy trì nhiệt độ dưới 0 độ C.

Đảm bảo cửa được đóng kín: Việc mở cửa quá thường xuyên làm tăng tiêu tốn năng lượng và làm giảm hiệu suất làm lạnh của bàn lạnh. Hạn chế thời gian mở cửa và đảm bảo đóng cửa một cách chặt chẽ.

Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý: Đặt thực phẩm và đồ uống sao cho không có chướng ngại làm cản trở luồng không khí trong bàn lạnh. Điều này giúp làm lạnh đồ đồng đều và giảm khả năng tăng nhiệt độ bên trong khi mở cửa.

  • Dọn dẹp và làm sạch định kỳ:

Môi trường ẩm ướt hay các loại thực phẩm quá hạn có thể gây ra tình trạng oxy hóa các bộ phận trong bàn lạnh, do đó, hãy luôn kiểm tra định kì để loại bỏ các món đồ bị hỏng, quá hạn. Để tối ưu hơn thì bạn nên cho thực phẩm tươi sống vào túi đóng gói kín rồi mới cất trữ trong bàn lạnh. Thường xuyên vệ sinh, lau rửa bên trong khoang chứa, và xung quanh thiết bị để loại bỏ sự phát triển của vi khuẩn và các tác nhân oxy hóa. 

  • Chăm sóc, bảo dưỡng lốc máy, bảng điều khiển và cơ cấu cơ khí:

Thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho quạt đối lưu nhiệt độ, lốc máy làm lạnh, bảng điều khiển hoạt động và các thành phần cơ khí khác như bản lề cửa, chốt cửa, gioăng từ tính, và các thành phần khác (xem thêm cấu tạo bàn lạnh bên trên) để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ sản phẩm.

Kiểm tra nhiệt độ bên trong bàn lạnh định kỳ bằng thiết bị đo nhiệt độ để đảm bảo rằng nó duy trì mức nhiệt độ đúng chuẩn. Nếu mức nhiệt độ không khớp với mức nhiệt độ cài đặt của máy thì có lẽ gas làm lạnh bị thiếu hụt, bị rò rỉ hoặc lốc máy bị lỗi. Bạn cần liên hệ nhà cung cấp để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

5. Đặc điểm và mức giá bán bàn lạnh của các thương hiệu nổi bật

Tại Việt Nam, có nhiều nhà sản xuất, phân phối bàn lạnh khiến cho sản phẩm này phong phú về cả nguồn gốc và chủng loại và giá bán. Sản phẩm bàn lạnh có thể là sản phẩm nhập khẩu Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và có cả bàn lạnh lắp ráp trong nước với mức giá rất cạnh tranh. Dưới đây giá bán bàn lạnh của một số thương hiệu được ưa chuộng tại Việt Nam như Hoshizaki, Kenshin, Berjaya, Snow Village, Turbo Air để bạn tham khảo:

5.1- Bàn lạnh Hoshizaki

Đặc điểm sản phẩm bàn lạnh Hoshizaki:

  • Chủng loại: bàn đông, bàn mát, bàn pizza, bàn salad
  • Dung tích từ 150-500 lít;
  • Kiểu dáng: 1-3 cánh kính, inox / hoặc 4-9 ngăn kéo. Kích thước chiều dài 0.9-1.8m
  • Quốc gia: Nhật Bản
  • Thời gian bảo hành: 12 tháng

Mức giá bán bàn lạnh Hoshizaki trong khoảng từ 25-90 triệu đồng

5.2- Bàn lạnh Turbor Air

  • Đặc điểm bàn lạnh Turbor Air
  • Dòng sản phẩm bàn lạnh gồm: bàn đông, bàn mát, bàn pizza, bàn salad;
  • Dung tích từ 200-540 lít;
  • Kiểu dáng: 2-3 cánh kính, inox;
  • Kích thước chiều rộng 0.9m (bàn lạnh 1 cánh) - 1m8 (bàn lạnh 3 cánh),
  • Quốc gia: Hàn Quốc
  • Bảo hành: 12 tháng

Bàn lạnh Turbo Air có mức giá dao động từ 23-38 triệu đồng

5.4- Bàn lạnh Kenshin

Đặc điểm bàn lạnh Kenshin:

  • Dòng sản phẩm: bàn đông, bàn mát
  • Dung tích: 210-340 lít
    Kích cỡ: rộng 1m2-1m8, 2-3 cánh kính, inox
  • Quốc gia: Việt Nam, công nghệ Nhật Bản
  • Bảo hành: 18 tháng

Bàn lạnh Kenshin có mức giá dao động từ 21-25 triệu đồng. So với các thương hiệu nổi tiếng khác, bàn lạnh Kenshin có chất lượng tốt với thời gian bảo hành lên đến 18 tháng và mức giá rẻ hơn giúp giảm chi phí đầu tư nên đang ngày càng được sử dụng rộng rãi.

5.4- Bàn lạnh Snow Village

Đặc điểm bàn lạnh Snow Village:

  • Dòng sản phẩm: bàn đông, bàn mát
  • Dung tích: 210-340 lít
    Kích cỡ: rộng 1m2-1m8, 2-3 cánh kính, inox
  • Quốc gia: Trung Quốc
  • Bảo hành: 12 tháng

Bàn lạnh Snow Village có mức giá dao động từ 14-25 triệu đồng. Định hướng vào phân khúc giá rẻ, bàn lạnh Snow Village có sức cạnh tranh hơn về giá bán nhưng có ít lựa chọn và chất lượng chưa theo kịp các thương hiệu lớn. Nếu ngân sách của bạn hạn hẹp có thể xem xét lựa chọn dòng sản phẩm này. 

Nội dung này liên quan đến chủ đề về: #bàn lạnh | #bàn lạnh công nghiệp