Kinh nghiệm vận hành

Một số nguyên tắc bố trí bếp nhà hàng hiện nay

nguyen-tac-bo-tri-bep-nha-hang

Bố trí bếp nhà hàng là vấn đề quan trọng mà các chủ nhà hàng, người quản lý đặc biệt lưu tâm. Một khu bếp được thiết kế bố trí hợp lý gọn gàng sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để nhân viên làm việc dễ dàng. Vậy bố trí bếp như thế nào là hợp lý? Cùng tìm hiểu về một số nguyên tắc bố trí bếp nhà hàng qua bài viết dưới đây để sở hữu một khu bếp phục vụ chuyên nghiệp hiện đại.

Tính cần thiết của việc bố trí bếp nhà hàng

Việc thiết kế bố trí bếp nhà hàng khoa học, hợp lý sẽ giúp cho đầu bếp và các nhân viên được làm việc trong môi trường hiện đại chuyên nghiệp. Từ đó tạo ra những món ăn chất lượng cao, mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Nếu như thiết kế, bố trí bếp nhà hàng hợp lý, tiện dụng cao sẽ đáp ứng được hiệu quả công việc một cách nhanh chóng. Khách hàng khi đến ăn cũng sẽ có được cảm nhận trải nghiệm tuyệt vời, thu hút lượng khách ngày càng đông cho nhà hàng.

Ngược lại nếu như bếp nhà hàng được thiết kế bố trí lộn xộn, thiếu khoa học thì sẽ trở thành một trở ngại lớn cho đầu bếp và nhân viên. Điều này sẽ gây trở ngại lớn tới hiệu suất hoạt động của khu bếp, phát sinh ra nhiều vấn đề như va chạm vào nhau đổ vỡ thức ăn, món ăn phục vụ lâu sẽ bị phản hồi của khách hàng, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của nhà hàng giảm sút, thậm chí ít khách ghé thăm.

Khu bếp nhà hàng được bố trí hợp lý
Khu bếp nhà hàng được bố trí hợp lý

Bố trí bếp nhà hàng cần tuân thủ theo các nguyên tắc nào?

  • Xác định vị trí mặt bằng của nhà hàng
  • Xác định lượng khách hàng và nhà hàng định hướng tới
  • Xác định món ăn của nhà hàng bao gồm món ăn hoa kiểu châu Á, kiểu châu Âu, món chuẩn nhật hay món ăn thuần Việt.
  • Các loại hình phục vụ bạn hướng đến là gì
  • Công suất phục vụ khách hàng cho bếp của bạn.
  • Tổng chi phí đầu tư cho các hạng mục có trong bếp
  • Những khu vực bắt buộc cần phải có trong thiết kế bếp nhà hàng
  • Chế biến món ăn trong nhà hàng
  • Khu tiếp nhận nguyên liệu.
  • Nhập kho nguyên liệu.
  • Khu sơ chế.
  • Kho nguyên liệu sau sơ chế.
  • Khu bếp nấu chính.
  • Khu phục vụ, ra thức ăn.
  • Khu rửa chén, dụng cụ nấu nướng
  • Diện tích cho khu bếp.

>>> Tham khảo đơn vị setup bếp nhà hàng trọn gói giá rẻ

Cách bố trí bếp nhà hàng phổ biến

Hiện nay có nhiều cách bố trí bếp nhà hàng phổ biến, tùy theo nhu cầu của chủ đầu tư hay các mô hình kinh doanh mà có nhiều cách bố trí, sắp xếp khu bếp phù hợp. Đối với các phân khu trong bếp cần sắp xếp bố trí thiết bị như sau:

Bố trí sắp xếp khu vực kho lưu trữ thực phẩm

Kho lưu trữ thực phẩm là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng. Nơi đây có chức năng lưu trữ và bảo quản các loại hàng thực phẩm. Các thực phẩm này sẽ phục vụ cho hoạt động chế biến của bộ phận trong phía bên trong bếp nhà hàng. Khu vực cần có không gian rộng bố trí hợp lý và gọn gàng.

Điều này giúp cho việc tìm kiếm thực phẩm của người nhân viên được nhanh chóng và thuận lợi. Đặc biệt khu vực kho lưu trữ cần phải có sự thông thoáng để thực phẩm sẽ không bị hư hỏng. Các thiết bị cần thiết như tủ lạnh bảo quản thực phẩm, các loại tủ bảo quản rau củ cần phải được vệ sinh một cách thường xuyên. Đồng thời chúng cần phải có được một quá trình điểm định kỳ kiểm tra để tránh tình trạng hư hỏng nhằm bảo quản thực phẩm một cách tốt nhất…

Kho đồ khố bếp nhà hàng

Kho đồ khô bếp nhà hàng

Khu vực sơ chế thực phẩm

Khu vực này sẽ diễn đạt các hoạt động đầu tiên trong quy trình chế biến thực phẩm. Do vậy, yêu cầu của một khu bếp này phải có đầy đủ các thiết bị như chậu rửa, giá để bộ dụng cụ thái rau củ quả.

Các dụng cụ để chặt xương dao, thớt các loại và thùng rác. Khu vực này cần phải bố trí các giá và để chậu rửa phù hợp và vừa tầm với các đầu bếp. Chậu rửa cần phải sử dụng các loại chất liệu tốt như inox, có thiết kế rộng và chia thành nhiều ngăn. Để có thể đảm bảo được tính sạch sẽ lau chùi và hiệu quả làm việc cũng được nâng lên cũng như tính khoa học trong quá trình làm việc được đảm bảo.

Các dụng cụ như dao thớt các loại cũng cần phải để vừa tầm vào đảm bảo được tính an toàn cho người sử dụng. Các phụ bếp cũng có thể lấy chúng dễ dàng ngay khi cần thiết thùng rác trong khu vực sơ chế cần phải đạt được cố định tại vị trí vị trí phù hợp nhất là đặt dưới chân hoặc bên cạnh. Tuy nhiên không được làm vướng víu người sơ chế các giá để dụng cụ cần chia thành nhiều ngăn để có thể cắt tác dụng của một cách khoa học và theo từng loại.

khu sơ chế thực phẩm

Khu sơ chế thực phẩm

Tham khảo bài viết thiết kế bếp nhà hàng gồm những tiêu chuẩn nào? Cách phân khu bếp nhà hàng mang lại hiệu quả cao trong vận hành.

Khu gia công chế biến

Đây là khu vực sẽ tiếp nhận hầu hết các loại thực phẩm đã được sơ chế và tiến hành thái, chặt thịt, viên thịt, tẩm ướp các loại gia vị và quá trình nhào nặn lăn bột cũng sẽ thực hiện ở đây.

Do vậy các dụng cụ cần phải đảm bảo được tính sạch sẽ vật liệu tốt nhất để sử dụng là inox, gỗ hoặc đá có bề mặt nhãn. Điều này sẽ đảm bảo cho việc gia công chế biến được vệ sinh dễ sử dụng và lau chùi. Cần lưu ý các thiết kế cho khu vực gia công sẽ phải đủ rộng cho nhiều người đứng, để nâng cao hiệu quả của việc nấu nướng và không ảnh hưởng đến những thành viên còn lại trong khu bếp. 

Khu vực bếp nấu chính

Khu vực này vẫn là một trong những nơi quan trọng nhất trong bộ phận. Vì nó quyết định đến chất lượng và tính thành công của món ăn. Khu vực này sẽ có rất nhiều các đồ dùng, các thiết bị chuyên dùng để người đầu bếp hoàn toàn có thể thực hiện được các công việc sào, nấu hầm, hấp, chiên, nướng.

Do vậy cần phải bố trí một không gian đủ rộng thoáng để có thể phân chia các chức năng khu vực khác nhau. Tránh ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn đang chế biến. Việc sử dụng các thiết bị đồ dùng tại khu bếp cần phải có chất liệu tốt để dễ vệ sinh và đảm bảo sự an toàn trong khâu chế biến. Ngoài ra khu bếp nấu cũng cần phải có được những trang bị cần thiết như máy hút mùi chuyên dụng không để khỏi làm ảnh hưởng đến nhà bếp hoặc là bàn ăn của thực khách. 

Khu bếp nấu chính

Khu bếp nấu chính

Khu trình bày và trao đổi thức ăn

Khu vực này sẽ là nơi để hoàn tất các khâu trình bày các món ăn để đưa ra cho thực khách. Do vậy khu vực này sẽ có chứa các thiết bị như: đĩa, bát, các giấy nước bằng inox và xe đẩy đồ ăn, giá bát đĩa. Các yếu tố cần đảm bảo tại khu vực trình bày thức ăn là phải phẳng không bị vướng víu tránh làm đổ vỡ hoặc rơi rớt thức ăn trong quá trình vận chuyển.

Đặc biệt khu vực bày thức ăn cần phải đảm bảo được tính sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại đây là nơi đập ra mọi thứ diễn ra trước mắt người khách hàng.

Như vậy, bạn vừa tham khảo một số yếu tố để bố trí bếp nhà hàng khoa học hiệu quả. Việc bố trí bếp nhà hàng đúng nguyên tắc sẽ mang đến nhiều lợi ích trong quá trình vận hành và phục vụ, đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Thiên Bình Group với 13 năm kinh nghiệm chuyên tư vấn thiết kế bếp nhà hàng, cung cấp các giải pháp cho bếp nhà hàng, setup lắp đặt, bố trí bếp nhà hàng hợp lý hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ thuật và công năng vận hành của khu bếp.  Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu như bạn đang có nhu cầu setup, bố trí trang thiết bị cho bếp nhà hàng, quán ăn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *