Kinh nghiệm vận hành

6 Quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm cho khu bếp công nghiệp

quy-dinh-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-bep-cong-nghiep

Bếp ăn công nghiệp là nơi phục vụ hàng trăm, hàng ngàn suất ăn mỗi ngày. Vì thế, việc đảm bảo an toàn vệ sinh trong khu bếp vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của rất nhiều người. Nếu không vệ sinh đúng cách, khu bếp công nghiệp có thể ẩn chứa rất nhiều mầm bệnh, vi khuẩn, vi trùng gây ngộ độc thực phẩm hay các bệnh truyền nhiễm khác. Đó là lý do tại sao việc tuân thủ các quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà bếp, đặc biệt là các bếp ăn công nghiệp lại quan trọng đến vậy.

Dưới đây là 6 quy tắc vàng về an toàn vệ sinh thực phẩm mà bất kì khu bếp ăn công nghiệp nào cũng nên tuân thủ thực hiện để đảm bảo khử trùng hoàn hảo và đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn vệ sinh.

1. Các nhân viên bếp đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Trong khu chế biến của nhà hàng, các nhân viên bếp là những người trực tiếp sử dụng các thiết bị bếp công nghiệp để chế biến thực phẩm. Chính vì thế, họ có thể dễ dàng làm lây lan các loại vi rút, vi khuẩn hay mầm bệnh trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn nếu không vệ sinh đúng cách.

Để loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn này, các nhân viên bếp bắt buộc phải tuân thủ rửa tay với xà phòng diệt khuẩn và vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng, thường xuyên trong suốt quá trình nấu nướng, phục vụ trong bếp. Việc làm này có thể giúp làm giảm đáng kể sự lây lan của một số vi khuẩn như E. Coli, Salmonella hay một số loại vi khuẩn gây bệnh khác.

Nên rửa tay đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế trước và sau khi chế biến thực phẩm, nhất là các loại thịt sống, cá hay trứng và luôn luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh. Sau đó, cần làm khô tay bằng máy sấy không khí hoặc khăn giấy trước khi tiếp xúc với thực phẩm.

rua-tay-dung-cach-bang-xa-phong

Các nhân viên bếp bắt buộc phải tuân thủ rửa tay với xà phòng diệt khuẩn và vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng, thường xuyên

2. Bảo quản thực phẩm an toàn

Thực phẩm được bảo quản không đúng cách không chỉ làm mất đi hương vị tươi ngon vốn có mà vô hình chung còn tạo điều kiện cho các mầm bệnh, vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển. Vì vậy, các khu bếp cần đặc biệt chú trọng việc bảo quản thực phẩm và tuân thủ các nguyên tắc an toàn sau:
Các loại thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống cần phải được bọc kỹ và bảo quản lạnh để giữ được độ tươi ngon và hạn chế hại khuẩn xâm nhập.

  • Thức ăn chín không nên bảo quản ở nhiệt độ phòng để tránh nhiễm khuẩn và phải được bọc kỹ trước khi cho vào tủ lạnh hay kho lạnh để bảo quản.
  • Không để thực phẩm tươi sống trong kho lạnh quá 7 ngày.
  • Tủ lạnh công nghiệp hay kho lạnh sử dụng để lưu trữ thực phẩm cần phải được sắp xếp hợp lý để đảm bảo luân chuyển và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo thực phẩm. Các loại thịt nên được bảo quản ở khu vực tách biệt với các loại rau củ quả.

bao-quan-thuc-pham-trong-tu-lanh

Các loại thực phẩm cần phải được bọc kỹ và bảo quản lạnh đúng cách để giữ được độ tươi ngon và hạn chế hại khuẩn xâm nhập

3. Sơ chế thực phẩm đúng cách

Thực hiện tốt các bước phòng ngừa trong quá trình sơ chế cũng giúp hạn chế tối đa nguy cơ ngộ độc thực phẩm và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp thực hiện sơ chế đúng cách:

  • Các loại thực phẩm khi mua về hay đã sơ chế mà chưa sử dụng ngay cần bảo quản lạnh trong vòng 2 giờ sau đó để tránh vi khuẩn sinh sôi.
  • Tất cả các loại trái cây, rau củ quả trước khi nấu hoặc phục vụ cần được rửa kỹ bằng nước sạch hay nước rửa rau quả chuyên dụng.
  • Nên phân loại thớt và dao sơ chế rõ ràng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Nếu có thể, nên dùng riêng thớt để sơ chế các loại thực phẩm khác nhau như: thịt, rau củ, thuỷ hải sản,…
  • Rửa thớt và dao cẩn thận giữa các lần sử dụng bằng nước xà phòng nóng.
  • Rã đông thực phẩm đúng cách bằng tủ lạnh, nước lạnh hay rã đông trong lò vi sóng. Thực phẩm sau khi rã đông cần chế biến ngay.
  • Xem thêm cách sử dụng tủ trưng bày thịt tươi để bảo quản thực phẩm đông lạnh

so-che-thuc-pham-dung-cach

Tất cả các loại rau củ quả, thực phẩm cần được rửa sạch và sơ chế đúng cách trước khi nấu chế biến

4. Làm sạch từ trên xuống dưới

Khu vực bếp cần được giữ vệ sinh toàn diện trong suốt quá trình vận hành và cuối mỗi buổi để loại bỏ các hại khuẩn, mầm bệnh…

  • Cần vệ sinh tất cả các bề mặt, nhất là khu vực sơ chế và chuẩn bị thực phẩm nhiều lần trong ngày để đảm bảo vệ sinh.
  • Tất cả các dụng cụ, đồ dùng để sơ chế, chế biến thực phẩm cần được rửa sạch và khử trùng bằng nước rửa chuyên dụng sau mỗi lần sử dụng.
  • Nên lau chùi các thiết bị bếp vào cuối mỗi buổi bằng khăn mềm cho sạch sẽ và đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho thiết bị.
  • Khăn lau, miếng cọ rửa, miếng bọt biển rửa bát cần được giặt sạch rồi phơi khô sau mỗi lần sử dụng và thay mới thường xuyên.
  • Làm sạch và khử trùng bồn rửa hàng ngày

ve-sinh-cac-be-mat-trong-bep-thuong-xuyen

Khu vực bếp cần được giữ vệ sinh thường xuyên và toàn diện trong suốt quá trình vận hành

5. Vệ sinh và bảo trì tủ lạnh hay kho giữ lạnh định kỳ

Tủ lạnh, tủ đông hay kho giữ lạnh là thiết bị bảo quản nhiều loại thực phẩm. Tuy có nhiệt độ thấp nhưng đây vẫn là nơi trú ngụ của một số loại vi khuẩn hay mầm bệnh gây hại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo thực phẩm. Chính vì thế, cần vệ sinh tủ lạnh/ kho lạnh thường xuyên, nhất là khi có thực phẩm bị đổ hay rò nước ra khay tủ. Thực phẩm phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo từng loại để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo. Nên tiến hành tổng vệ sinh toàn bộ tủ lạnh hay kho lạnh định kỳ ít nhất 1 lần/ tháng.

Ngoài ra, để kéo dài tuổi thọ và đảm bảo thiết bị trữ lạnh nói chung và tủ đông công nghiệp nói riêng luôn hoạt động hiệu quả, giúp bảo quản thực phẩm tốt nhất, cần bảo trì tủ định kỳ. Nếu xảy ra sự cố trong quá trình vận hành, cần ngay lập tức di chuyển thực phẩm sang thiết bị bảo quản lạnh khác và tiến hành sửa chữa ngay.

sap-xep-va-ve-sinh-trong-kho-lanh

Nên sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý và vệ sinh kho lạnh thường xuyên

6. Quản lý chất thải hợp vệ sinh

Rác thải là nơi ẩn chứa rất nhiều mầm bệnh, hại khuẩn. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra ô nhiễm và mất an toàn vệ sinh trong khu bếp. Do đó, tất cả các loại rác thải cần được xử lý đúng cách và kịp thời.
Nên đặt thùng đựng rác cả ở trong và ngoài khu bếp. Thùng đựng rác đạt chuẩn cần có nắp đậy kín, có bánh xe để tiện cho việc di chuyển và có cơ chế mở nắp bằng chân. Nên sử dụng túi đựng rác đặt phía trong và đổ rác ít nhất 1 lần/ngày hoặc ngay khi thùng rác đầy.

Các khu bếp cần lắp đặt hệ thống thoát nước thải đạt tiêu chuẩn để đảm bảo các chất thải lỏng được xử lý nhanh chóng và sạch sẽ.

xu-ly-rac-thai-trong-khu-bep-nha-bep

Tất cả các loại rác thải trong bếp cần được xử lý đúng cách và kịp thời để hạn chế ô nhiễm

Thiên Bình là một trong những đơn vị hàng đầu trong thi công, thiết kế bếp công nghiệp cho các khu bếp nhà hàng khách sạn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Chúng tôi cũng cung cấp và lắp các thiết bị nhà bếp công nghiệp hiện đại, chất lượng với mức giá thành hợp lý nhất cùng đội ngũ nhân viên lành nghề, tận tâm, tận tình.

6 quy tắc mà Thiên Bình đưa ra trên đây chính là những quy tắc cơ bản nhất để giúp các khu bếp công nghiệp luôn sạch sẽ, vệ sinh và tạo được sự an tâm, tin cậy cho thực khách thưởng thức các món ăn. Tuân thủ các quy tắc vệ sinh an toàn này chính là yếu tố quan trọng giúp các khu bếp luôn đạt tiêu chuẩn và góp phần đảm bảo sức khoẻ cộng đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *