Tại các tiệm lò bánh mì, cơ sở sản xuất bánh mì chuyên nghiệp, việc đầu tư trang bị dây chuyền sản xuất tự động là điều tất yếu để giải phóng sức lao động và tối ưu hoá năng suất, hiệu quả công việc. Nhờ có dây chuyền này, các cơ sở sản xuất không chỉ nâng cao năng suất đáng kể so với phương pháp thủ công mà còn đảm bảo chất lượng bánh đầu ra đồng đều, đạt chuẩn, hương vị thơm ngon hấp dẫn. Vậy một dây chuyền sản xuất bánh mỳ bao gồm những thiết bị gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
Một dây chuyền sản xuất bánh mì muốn đông khách, cần trang bị những thiết bị làm bánh chuyên dụng
- Dây chuyền làm bánh mì cơ bản gồm những thiết bị làm bánh chuyên dụng gì?
1. Máy trộn bột mì
Máy trộn bột được dùng để trộn bột khô, nước, có thể đánh trứng và nhào trộn một số thành phần khác thành khối bột nhuyễn đều, mềm mịn và đạt chuẩn theo công thức làm bánh. Đây là công đoạn đầu tiên để sản xuất ra những mẻ bánh mì vàng giòn, mềm xốp thơm ngon.
Các loại máy trộn bột thường được làm từ chất liệu inox cao cấp chống hạn gỉ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và rất dễ dàng làm sạch. Thiết kế các càng đánh chuyên dụng cho khả năng trộn bột nhanh và mạnh mẽ, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho công đoạn trộn bột làm bánh. Tốc độ trộn cao cùng động cơ vận hành siêu bền bỉ cho khối bột thành phẩm nhuyễn đều và không bị vón cục chỉ trong vài phút.
Với đa dạng các mức dung tích từ 5 lít, 7 lít, 10 lít, cho tới những loại lớn 20 lít, 30 lít, 40 lít, 60 lít, máy trộn bột có thể đáp ứng nhu cầu của hầu hết mọi cơ sở làm bánh quy mô lớn nhỏ. Sử dụng máy trộn bột không chỉ giúp gia tăng được năng suất, mà còn giảm thiểu đáng kể được chi phí thuê nhân công trong khi vẫn đảm bảo chất lượng bột đồng đều, đạt chuẩn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Máy trộn bột là thiết bị chủ chốt và quan trọng nhất trong bất cứ dây chuyền sản xuất bánh mì nào
2. Máy chia bột làm bánh
Máy chia bột là thiết bị chuyên dùng để chia nhỏ bột khối sau khi trộn thành các khối bột nhỏ có kích cỡ phù hợp với yêu cầu của từng loại bánh. Thay vì phải cẩn thận, tỉ mỉ cân đo đong đếm từng khối bột sao cho đều nhau thì với chiếc máy chia bột, bạn chỉ cần đưa bột khối vào là máy sẽ tự động chia thành những khối nhỏ đều nhau cả về hình dáng và khối lượng.
Ưu điểm nổi bật của máy chia bột là có hiệu suất hoạt động cao, hệ thống dao cắt có quy luật chính xác cho ra thành phẩm bột khối lượng đồng đều, không có chút sai sót. Một số loại máy chia bột được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến là: Máy chia bột bằng tay 36 phần, Máy chia bột tự động 36 phần, Máy chia bột vo tròn,…
Máy chia bột có tác dụng chia khối bột lớn thành nhiều phần bằng và đều nhau
3. Máy se bột
Sau khi bột được trộn và chia đều thành những khối nhỏ, công đoạn tiếp theo là định hình cho bánh. Ở giai đoạn này, máy se bột sẽ được sử dụng để giúp đơn giản hoá công đoạn tạo hình cho các loại bánh mì theo đủ các kích thước và hình dáng khác nhau, như loại bánh mì đặc ruột, bánh mì baguette, bánh mì truyền thống, bánh mì tròn,…
Máy se bột hoạt động mạnh mẽ và êm ái, không tạo ra tiếng ồn khó chịu, khả năng se bột nhanh chóng và chính xác, có thể vận hành liên tục trong một thời gian dài. Nhờ đó, thiết bị có thể thay thế hiệu quả cho cách se bột thủ công trước kia, giảm bớt đáng kể thời gian, công sức và nâng cao được năng suất hoạt động của các cơ sở sản xuất bánh mì.
Máy se bột tại Thiên Bình có giá tốt và hấp dẫn nhất hiện nay
4. Tủ ủ bột
Các khối bột được se thành hình dáng cụ thể sẽ được chuyển qua tủ ủ bột để lên men, giúp bột nở đều, đẹp mắt, đảm bảo bánh thành phẩm có độ phồng đều và mềm xốp nhất định. Ở công đoạn này, tủ ủ bột sẽ đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy quá trình ủ bột diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thay vì phải chờ đợi bột lên men tự nhiên trong vài giờ đến nửa ngày, tủ ủ bột giúp người thợ làm bánh chủ động trong việc kích thích bột nở với mức nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, nhất là khi gặp điều kiện tự nhiên không ủng hộ. Nhờ chiếc tủ ủ bột, bột được lên men chỉ trong thời gian chưa đầy 2 giờ đồng hồ, giúp tiết kiệm nhiều lần thời gian cho công đoạn ủ bột làm bánh, lại đảm bảo thành phẩm bột nở đều, phồng xốp.
Hiện nay, các dòng tủ ủ bột trên thị trường khá đa dạng về kích thước mẫu mã, như: Tủ ủ bột 8 khay, tủ ủ bột 13 khay, 16 khay, 26 khay hay 32 khay….
Hình ảnh thực tế chiếc tủ ủ bột 2 cánh 26 khay mà Thiên Bình cung cấp cho các ây chuyền sản xuất bánh mì hiện nay
5. Lò nướng bánh mì
Lò nướng bánh mì là một trong những thiết bị quan trọng nhất trong dây chuyền sản xuất bánh mì, giúp nướng bánh chín đều, vàng giòn hấp dẫn. Có 2 loại lò nướng bánh mì được sử dụng phổ biến là lò nướng bánh đối lưu và lò nướng bánh mì xoay. Cả 2 dòng lò nướng này đều được thiết kế hệ thống thanh nhiệt cao cấp và hoạt động dựa trên nguyên lý bức xạ nhiệt, tuy nhiên lại có những điểm khác biệt nhất định trong cách thức vận hành.
Lò nướng bánh mì đối lưu sẽ sử dụng quạt đối lưu giúp lưu thông không khí nóng đồng đều khắp không gian lò nướng. Nhờ đó, các ổ bánh mì được nướng chín đều, vỏ ngoài vàng giòn bắt mắt, nhưng bên trong vẫn đảm bảo độ xốp mềm, phồng ngon và hương vị hấp dẫn.
Trong khi đó, lò nướng bánh mì xoay lại được trang bị một xe đẩy khay bánh riêng biệt kết nối với trục xoay trong lò. Bánh sẽ được xếp lên những chiếc xe này và đẩy vào trong lò để nướng. Trong suốt quá trình nướng bánh, xe đẩy sẽ quay 360, đảm bảo mọi bền mặt bánh đều được tiếp xúc với nhiệt, bánh chín đều các mặt và trong thời gian ngắn và nhưng vẫn đảm bảo kết cấu và hương vị đạt chuẩn.
Lò nướng bánh mì đối lưu có tác dụng tạo ra những chiếc bánh mì có độ giòn tan và mềm bên trong
Lò nướng đối lưu 5 khay | Lò nướng đối lưu 8 khay | Lò nướng đối lưu 10 khay | Lò nướng bánh mì 2 tầng 4 khay |
Như vậy, đối với một dây chuyền sản xuất bánh mì chuyên nghiệp sẽ cần có các thiết bị cơ bản như máy trộn bột, máy chia bột, máy se bột, tủ ủ bột và lò nướng bánh mì để tối ưu mức năng suất, chất lượng bánh đầu ra, đồng thời giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức và chi phí nhân công so với phương pháp thủ công.
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết có thể đem lại cho khách hàng những thông tin tham khảo hữu ích và giá trị trong quá trình chọn mua thiết bị cho cơ sở làm bánh của mình. Nếu muốn tư vấn và lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh mì chất lượng và hiệu quả nhất, hãy liên hệ tới Thiên Bình ngay hôm nay để được hỗ trợ kịp thời! Với kinh nghiệm thiết kế và lắp đặt thành công hàng trăm dự án bếp làm bánh, cơ sở sản xuất bánh lớn nhỏ trên khắp cả nước, chúng tôi chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng!