Kinh nghiệm vận hành

Tiêu chuẩn chất lượng nước cho máy làm đá

Tiêu chuẩn chất lượng nước cho máy làm đá

Nước là thành phần chủ yếu trong quá trình sản xuất đá. Việc sử dụng nguồn nước bẩn, có chứa tạp chất và vi sinh vật gây bệnh có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, ảnh hưởng đến chất lượng đá và tuổi thọ của máy làm đá. Do đó, việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước cho máy làm đá là vô cùng quan trọng. Vậy khi cấp nước máy làm đá cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Hãy cùng theo dõi hết bài viết dưới đây để khám phá xem các tiêu chuẩn chất lượng nước cho máy làm đá nhé!

Tại sao cần sử dụng nguồn nước sạch cho máy làm đá?

Sử dụng nguồn nước sạch cho máy làm đá mang lại nhiều lợi ích quan trọng sau:

Đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe người sử dụng

Việc sử dụng nguồn nước sạch cho máy làm đá công nghiệp rất quan trọng vì chất lượng của nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đá sản xuất ra. Nếu nguồn nước không sạch, có chứa vi khuẩn, tạp chất, hoặc các hợp chất độc hại, thì đá thành phẩm khi sử dụng sẽ mang lại nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Nước sạch khi dùng để sản xuất đá sẽ tạo ra đá thành phẩm có chất lượng tốt, nước đá trong suốt, không có mùi khó chịu do bị lẫn các tạp chất và vi sinh vật làm. Nước đá không chất lượng khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của các loại thực phẩm, đồ uống được làm mát.

Tăng tuổi thọ và hiệu quả hoạt động của máy

Nguồn nước chứa nhiều cặn bẩn và tạp chất khi cấp cho máy làm đá thì sẽ khiến cho các chất bẩn này bám dính vào các bộ phận bên trong máy, gây tắc nghẽn và giảm hiệu quả làm lạnh của thiết bị. Nước bẩn có thể dẫn đến hiện tượng đóng cặn trong các đường ống, khoang chứa nước, ảnh hưởng đến khả năng truyền nhiệt của máy, làm tăng thời gian sản xuất đá và tiêu hao nhiều điện năng nhiều hơn.

Nước có hàm lượng kim loại cao có thể gây ra hiện tượng ăn mòn các bộ phận kim loại của máy, làm giảm tuổi thọ và hiệu quả hoạt động của thiết bị. Điều này khiến máy làm đá dễ bị hỏng hóc, phát sinh nhiều chi phí bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. Do vậy cần sử dụng nguồn nước sạch cung cấp cho máy làm đá, điều này sẽ giúp bảo vệ các bộ phận và linh kiện bên trong của thiết bị khỏi các tác hại do nước bẩn mang lại đồng thời đảm bảo máy hoạt động hiệu quả, bền bỉ và tiết kiệm điện năng.

Tăng tuổi thọ và hiệu quả hoạt động cho máy làm đá

Tăng tuổi thọ và hiệu quả hoạt động cho máy làm đá

Tiêu chuẩn chất lượng nước cho máy làm đá

Nguồn nước máy làm đá trong suốt, không cặn bẩn

Nước dùng để làm đá cần phải trong suốt, không có màu sắc lạ, không có cặn lơ lửng hoặc lắng đọng trong nước. Nước đục và có màu sắc lạ là biểu hiện của nguồn nước đã bị ô nhiễm. Các cặn lơ lửng, lắng đọng có thể là cát, bụi bẩn hoặc rong rêu…. khi đưa vào máy sẽ cho ra thành phẩm đá không trong suốt, viên đá chứa cặn, bị đục và không đẹp mắt.

Cặn bẩn trong nước sẽ bám vào đá và tạo ra mùi vị khó chịu khi sử dụng, ảnh hưởng đến chất lượng các loại đồ uống, đồng thời, cấu trúc của đá cũng bị thay đổi khiến nó tan chảy nhanh hơn.

Nước không chứa kim loại nặng

Nước sử dụng cho máy làm đá cần đảm bảo không chứa kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen… vượt quá mức cho phép. Các kim loại nặng trong nước có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe như ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng gan, thận, tim mạch và thậm chí là gây ung thư.

TDS (total dissolved solids) là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước, giúp bạn dễ dàng kiểm soát lượng kim loại trong nước cấp cho máy làm đá hơn. Mức độ TDS không trực tiếp cho biết nước có an toàn để uống hay không, nhưng nó có thể cung cấp thông tin hữu ích về chất lượng nước và các nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe. Theo WHO, nước uống an toàn nên có mức TDS không vượt quá 500mg/L và nước sử dụng cho máy làm đá nên có mức TDS thấp hơn 300mg/L để đảm bảo chất lượng đá tốt nhất.

Nước không chứa các vi sinh vật gây bệnh

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền QCVN 10/2011/BYT được ban hành bởi Bộ Y tế, cần đảm bảo nước làm đá không chứa 5 loại vi khuẩn gây bệnh sau:

  • Coliforms
  • Escherichia Coli
  • Streptococci Feacal
  • Pseudomonas aeruginosa
  • Bào tử vi khuẩn kỵ khí

Các loại vi khuẩn này có thể tăng trưởng cả trong quá trình đóng băng và lưu trữ, và khi đá được sử dụng trong thức uống hoặc để bảo quản, có thể lây truyền các bệnh về đường tiêu hóa liên quan đến vi khuẩn.

Nguồn nước cho máy làm đá

Nguồn nước cho máy làm đá

>>> Xem ngay một số lỗi cơ bản của máy làm đá công nghiệp mà bạn có thể gặp phải và cách khắc phục chúng

Làm thế nào để đảm bảo nguồn nước cấp cho máy làm đá đạt chuẩn?

Để đảm bảo nguồn nước máy làm đá đạt chuẩn, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn

Sử dụng nguồn nước sạch và an toàn để cung cấp cho máy làm đá là rất quan trọng để đảm bảo độ an toàn và chất lượng của đá thành phẩm. Bạn cần lựa chọn nguồn nước sạch đã được kiểm tra và chứng nhận an toàn để sử dụng trong quá trình sản xuất đá. Điều này đảm bảo rằng nguồn nước cho máy làm đá không chứa các tạp chất, vi khuẩn hoặc hợp chất độc hại có thể ảnh hưởng đến chất lượng của đá thành phẩm và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Xử lý nguồn nước đầu vào cho máy làm đá sạch

Đối với các nguồn nước như nước máy, nước ngầm hay nước giếng khoan thì đều có thể chứa nhiều tạp chất và các vi sinh vật gây hại, do vậy cần xử lý nguồn nước đầu vào cho máy làm đá là rất cần thiết. Việc xử lý nguồn nước đầu vào cho máy làm đá sạch không chỉ mang đến thành phẩm đá đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn bảo vệ các bộ phận của máy làm đá khỏi sự hỏng hóc do tạp chất, vi khuẩn và vi sinh vật. Điều này có thể giúp máy hoạt động hiệu quả hơn và kéo dài tuổi thọ của máy.

Trên thực tế có nhiều cách xử lý nguồn nước đầu vào cho máy làm đá, tuy nhiên việc trang bị và lắp đặt hệ thống lọc nước kèm theo thiết bị là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Thực tế đã chứng minh, nguồn nước đầu vào cho máy làm đá được xử lý bằng bộ lọc nước có thể dễ dàng loại bỏ các cặn bẩn, vi sinh vật và đảm bảo chất lượng đá thành phẩm đạt chuẩn, hợp vệ sinh.

Xử lý nguồn nước đầu vào cho máy làm đá

Xử lý nguồn nước đầu vào cho máy làm đá

Vệ sinh máy làm đá thường xuyên

Trong quá trình dẫn nước từ bên ngoài vào máy làm đá, các đường ống và khớp nối của thiết bị dễ bị đọng nước và bám bẩn theo thời gian, đây là nơi các vi sinh vật tích tụ và phát triển, có thể hình thành cả các đám rêu mốc. Trong môi trường ẩm ướt, các chi tiết bằng kim loại của máy làm đá có thể dễ dàng bị gỉ sét và bong tróc. Vi sinh vật và cặn gỉ sét có thể hòa vào nước, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu vào.

Do vậy, người dùng cần vệ sinh máy làm đá thường xuyên, loại bỏ cặn bẩn, vi sinh vật và nước đọng bên trong các bộ phận như đường ống, khớp nối, khuôn làm đá… Sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho máy làm đá để loại bỏ hiệu quả các tạp chất và vi sinh vật gây hại, đồng thời bảo vệ máy khỏi sự hỏng hóc do rỉ sét làm ảnh hưởng chất lượng nước cho máy làm đá.

Kết luận:

Như vậy khi sử dụng nguồn nước cấp cho máy làm đá người dùng cần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước. Điều này giúp cho chất lượng của đá thành phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người dùng, đồng thời kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Hãy lựa chọn nguồn nước sạch, đạt tiêu chuẩn hoặc có biện pháp xử lý nước đầu vào cho máy làm đá để đảm bảo thành phẩm đá sạch, tinh khiết có chất lượng cao và an toàn cho người dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *