Kinh nghiệm vận hành

Hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ máy làm đá đúng kỹ thuật

Hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ máy làm đá đúng kỹ thuật

Máy làm đá đã trở thành thiết bị quen thuộc trong nhiều các quầy pha chế đồ uống, bếp công nghiệp hay khu chế biến thực phẩm. Thiết bị mang đến sự tiện lợi, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đá sạch tại chỗ ở các đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, để đảm bảo máy làm đá hoạt động hiệu quả và bền bỉ thì việc bảo dưỡng máy là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây là chia sẻ từ các chuyên gia về thiết bị điện lạnh của Thiên Bình Group, xin được hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ máy làm đá công nghiệp đúng kỹ thuật, giúp bạn sử dụng máy ổn định, lâu dài và tiết kiệm chi phí sửa chữa.

Tại sao cần bảo dưỡng máy làm đá công nghiệp định kỳ?

Máy làm đá công nghiệp đóng vai trò thiết yếu trong nhiều ngành nghề, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm và dịch vụ. Thông thường thiết bị sẽ hoạt động liên tục với cường độ cao, điều này khiến máy dễ bị hao mòn, hư hỏng nếu không được bảo dưỡng định kỳ. Do đó việc bảo dưỡng định kỳ máy làm đá là vô cùng cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động, an toàn vệ sinh và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hậu quả khi không bảo dưỡng máy làm đá công nghiệp định kỳ

Khi không bảo dưỡng máy làm đá công nghiệp định kỳ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

Giảm hiệu suất:

Khi máy làm đá hoạt động trong thời gian dài, bụi bẩn từ môi trường dần xâm nhập vào máy và bám dính vào các bộ phận như dàn lạnh, hệ thống dẫn gas, làm cản trở quá trình trao đổi nhiệt, khiến máy phải làm việc nhiều hơn. Điều này vừa gây tốn điện vừa làm giảm hiệu suất làm đá của thiết bị.

Việc vận hành liên tục sẽ khiến các bộ phận bên trong máy có thể di chuyển và cọ xát với nhau, tạo ra ma sát. Khi không được bảo dưỡng định kỳ, các bộ phận trong máy bị ăn mòn dần, mất đi độ chính xác, dẫn đến sai lệch trong hoạt động của máy.

Ảnh hưởng đến chất lượng đá

Trong quá trình hoạt động các loại bụi bẩn, cặn bẩn sẽ tích tụ lâu ngày trong máy điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của đá thành phẩm. Khi nguồn cấp nước làm đá cho máy tiếp xúc với các chất bẩn ô nhiễm này sẽ tạo ra đá thành phẩm chất lượng thấp, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc sử dụng đá bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người dùng bao gồm ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa.

Các tạp chất tích tụ trong đá có thể làm cho viên đá có màu đục, mùi hôi, ảnh hưởng đến hương vị và thẩm mỹ của thức uống. Việc sử dụng những thành phẩm đá có chất lượng thấp còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín thương hiệu của các cơ sở kinh doanh.

Chất lượng đá

Chất lượng đá của máy

>>> Để đảm bảo đá thành phẩm sạch tinh khiết người dùng cần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước cho máy làm đá. Khám phá ngay!

Gây hư hỏng các bộ phận

Việc bỏ qua bước bảo dưỡng định kỳ máy làm đá có thể dẫn đến hư hỏng các bộ phận quan trọng của máy như:

Máy nén: Nếu không được bảo dưỡng định kỳ, máy nén có thể bị bám bẩn, gỉ sét, dẫn đến giảm hiệu quả làm lạnh, tăng tiêu hao điện năng và thậm chí là hư hỏng hoàn toàn.

Hệ thống làm lạnh: Bộ phận này dễ bị bám bẩn, tắc nghẽn nếu không được kiểm tra bảo dưỡng vệ sinh thường xuyên, dẫn đến giảm hiệu quả làm lạnh, tăng nguy cơ cháy nổ và hư hỏng máy.

Hệ thống điện: Các bộ phận này có thể bị rò rỉ điện, chập cháy nếu không được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, gây nguy hiểm cho người sử dụng và ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.

Khi nào cần bảo dưỡng máy làm đá công nghiệp?

Máy làm đá công nghiệp cần được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả, tuổi thọ lâu dài và an toàn cho người sử dụng. Tần suất bảo dưỡng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Mức độ sử dụng: Máy sử dụng càng nhiều thì càng cần được bảo dưỡng thường xuyên hơn. Lý do là vì hoạt động liên tục khiến các bộ phận của máy hao mòn và cần được kiểm tra, tra dầu mỡ, thay thế các bộ phận linh kiện (nếu cần thiết) định kỳ để đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Môi trường hoạt động: Máy hoạt động trong môi trường bụi bẩn, ẩm ướt thì cần được bảo dưỡng liên tục hơn để loại bỏ bụi bẩn, chống rỉ sét cho các bộ phận kim loại.

Loại máy: Các loại máy khác nhau có thể có lịch bảo dưỡng khác nhau. Một số loại máy có cấu tạo phức tạp hơn, cần bảo dưỡng chuyên sâu hơn so với các loại máy đơn giản. Do đó, cần tuân thủ hướng dẫn bảo dưỡng của nhà sản xuất cho từng loại máy cụ thể.

Nhìn chung, máy làm đá công nghiệp nên được bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thường là sau mỗi 3-6 tháng. Ngoài ra, bạn cũng cần tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng máy làm đá ngay lập tức nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường như:

  • Máy hoạt động kém hiệu quả, sản xuất ít đá hoặc đá không đạt chất lượng.
  • Máy phát ra tiếng ồn lớn hoặc rung lắc bất thường.
  • Máy có dấu hiệu rò rỉ nước hoặc gas lạnh.
  • Máy có các đèn báo lỗi.

Bảo dưỡng định kỳ máy làm đá

Bảo dưỡng định kỳ máy làm đá

>>> Sử dụng máy làm đá lâu dài bạn sẽ gặp những vấn đề gì? Xem ngay bài viết 1 số lỗi cơ bản của máy làm đá để nắm bắt các lỗi kịp thời và khắc phục

Quy trình bảo dưỡng máy làm đá đúng kỹ thuật

Để hoạt động bảo dưỡng máy làm đá đạt được hiệu quả cao, cần tuân thủ quy trình sau:

Ngắt nguồn điện trước khi bảo dưỡng: Đây là bước quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho nhân viên kỹ thuật trong quá trình bảo dưỡng. Việc ngắt nguồn điện ngăn nguy cơ bị điện giật, chập cháy trong quá trình thao tác với các bộ phận bên trong máy.

Kiểm tra hệ thống điện của máy: Kiểm tra các dây điện, ổ cắm xem có hỏng hóc hay chập cháy hay không. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, cần sửa chữa hoặc thay thế ngay lập tức.

Kiểm tra nhiệt độ môi trường: Máy làm đá cần được đặt ở nơi có nhiệt độ môi trường phù hợp với khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ môi trường lý tưởng cho máy làm đá thường dao động từ 3°C đến 40°C. Nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và làm giảm tuổi thọ của máy.

Vệ sinh ngăn chứa đá: Vệ sinh ngăn chứa đá định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc. Việc vệ sinh ngăn chứa đá sẽ giúp đảm bảo chất lượng vệ sinh của đá và ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa.

Vệ sinh lưới lọc: Đối với một số máy làm đá sử dụng công nghệ làm mát bằng không khí thì lưới lọc có nhiệm vụ lọc cặn bẩn từ không khi khi đưa vào làm mát động cơ cho máy. Cần vệ sinh lưới lọc định kỳ sẽ đảm bảo chất hiệu quả làm mát cho động cơ và duy trình hoạt động ổn định cho thiết bị.

Kiểm tra vệ sinh máy làm đá

Kiểm tra vệ sinh máy làm đá công nghiệp thường xuyên

Lưu ý trong quá trình bảo dưỡng máy làm đá công nghiệp

  • Trước khi bắt đầu bất kỳ thao tác bảo dưỡng nào, hãy đảm bảo đã ngắt nguồn điện và rút phích cắm của máy. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp như găng tay, kính bảo hộ…để đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Thực hiện bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thường là 3-6 tháng một lần.
  • Giữ cho môi trường xung quanh máy làm đá công nghiệp sạch sẽ và thông thoáng. Khi không sử dụng máy trong thời gian dài, hãy bảo quản máy ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc có tính ăn mòn để vệ sinh máy.
  • Không để nước đọng lại trong các bộ phận của máy sau khi vệ sinh.
  • Chỉ ấn nút khởi động lại máy khi đã đảm bảo lắp đặt các bộ phận về đúng vị trí cần thiết.

Kết luận

Bằng cách thực hiện bảo dưỡng định kỳ máy làm đá công nghiệp và đúng cách theo hướng dẫn của chuyên viên kỹ thuật hoặc nhà sản xuất, bạn có thể đảm bảo máy hoạt động hiệu quả, an toàn và bền bỉ. Việc bảo dưỡng máy không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa mà còn nâng cao tuổi thọ cho thiết bị, đảm bảo chất lượng đá thành phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe người dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *