Kinh nghiệm vận hành

Hướng dẫn chi tiết vệ sinh máy làm đá đúng kỹ thuật

Hướng dẫn chi tiết vệ sinh máy làm đá đúng kỹ thuật

Biết cách vệ sinh máy làm đá tại nhà đơn giản, nhanh chóng và đúng kỹ thuật là một lợi thế lớn đối với bất kỳ người dùng nào. Điều này sẽ giúp bạn không mất một khoản chi phí lớn để thuê người vệ sinh hay mất thời gian đem máy đến các cơ sở bảo dưỡng. Trong bài viết, kỹ thuật điện lạnh của Thiên Bình xin được hướng dẫn bạn cách vệ sinh máy làm đá đúng kỹ thuật, giúp bạn sẽ có thể tự vệ sinh thiết bị nhanh chóng, hiệu quả.

Vì sao cần vệ sinh máy làm đá?

Máy làm đá là một thiết bị cho phép sản xuất ra đá lạnh để phục vụ cho nhu cầu pha chế đồ uống hay ướp lạnh, bảo quản thực phẩm tại các mô hình kinh doanh và dịch vụ ẩm thực, đồ uống. Do vậy nước đá được xem như là 1 loại thực phẩm mà người dùng sử dụng trực tiếp nên thành phẩm đá tạo ra phải đảm bảo tinh khiết, sạch sẽ để đáp ứng được tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì các bộ phận của máy không tránh khỏi bị bụi bẩn, đóng cặn, bám nhờn khi tiếp xúc với nước thường xuyên. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thành phẩm của máy làm nước đá, có khả năng gây ngộ độc cho người dùng khi nước đá không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

>>> Xem ngay tiêu chuẩn chất lượng nước cho máy làm đá để có phương án xử lý nước đầu vào cho thiết bị, đảm bảo thành phẩm nước đá sạch tinh khiết đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh

Bên cạnh đó việc sử dụng máy làm đá trong thời gian dài mà không vệ sinh sẽ khiến các tác nhân bẩn len lỏi vào các bộ phận bên trong và bên ngoài máy. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, độ bền cũng năng năng suất làm đá của thiết bị. Do vậy để máy làm đá có thể hoạt động tối ưu, đem lại năng suất cao, chất lượng thành phẩm đảm bảo cũng như nâng cao tuổi thọ cho thiết bị thì việc vệ sinh máy làm đá là rất cần thiết và quan trọng.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì cần vệ sinh máy làm nước đá hàng ngày và cần lên lịch kiểm tra vệ sinh và bảo dưỡng máy làm đá định kỳ từ 3 đến 4 lần trong 1 năm để máy có thể vận hành ổn định và cho độ bền dài lâu.

Vệ sinh máy làm đá đúng kỹ thuật

Cần vệ sinh máy làm đá để máy hoạt động ổn đinh, lâu dài

Hướng dẫn vệ sinh máy làm đá đúng cách

Để sử dụng máy làm nước đá ổn định, lâu dài bạn cần tiến hành vệ sinh thiết bị thường xuyên và định kỳ. Việc vệ sinh máy làm đá sẽ khác nhau giữa các loại máy và nhãn hàng, tuy nhiên với nguyên lý hoạt động và cấu tạo giống nhau nên không quá khó khăn khi tiến hành vệ sinh máy làm đá theo một quy trình nhất định. Dưới đây là một số bước vệ sinh chung cho tất cả các loại máy làm nước đá tinh khiết được tổng hợp từ kỹ thuật điện lạnh của chúng tôi.

Chuẩn bị vệ sinh máy làm đá

Trước khi vệ sinh máy làm nước đá việc quan trọng đầu tiên mà bạn cần làm để đảm bảo an toàn, tránh các rủi ro, sự cố điện giật, cháy nổ là ngắt hết tất cả các nguồn điện cung cấp cho máy.

Sau khi ngắt nguồn điện bạn cần lấy hết đá ra khỏi thùng và tiến hành dẫn lượng nước còn tồn đọng bên trong máy ra ngoài để vệ sinh bên trong máy. Cần chú ý đặt máy ở vị trí cao hơn so với dây thoát nước để nước có thể xả ra hết, tránh hiện tượng trào ngược nước trở lại bên trong máy. Tiếp theo, bạn cần tháo đường ống cấp nước ra khỏi máy (bao gồm cả bộ lọc thô) và màng chắn bụi lắp đặt phía trước thân máy để tiến hành vệ sinh.

Vệ sinh bên trong máy

Bên trong thân máy là nơi điều hành các hoạt động sản xuất và lưu trữ, bảo quản đá nên cần được vệ sinh thật sạch. Khi vệ sinh banh cần chú ý các bộ phận sau:

Khay làm đá: Thông thường khay làm đá của máy được làm bằng chất liệu inox chất lượng cao, không hoen gỉ, ăn mòn khi tiếp xúc thường xuyên với nước nên rất dễ dàng cho việc vệ sinh. Chỉ cần sử dụng khăn mềm để lau và rửa bằng nước sạch rất nhiều lần bạn có thể dễ dàng loại bỏ các chất bẩn ở bộ phận này. Sau khi đã làm sạch khay đá bạn cần dùng khăn để lau hoặc phơi khô sau đó mới lắp lại vào máy làm đá.

Thùng chứa đá: Với chức năng chứa lưu trữ và bảo quản đá sau khi sản xuất – là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nước đá nên cần được làm sạch để đảm bảo chất lượng đá sạch tinh khiết. Đối với 1 số loại máy, cửa thùng chứa đá được trang bị tấm chắn bảo vệ chống tràn, khi vệ sinh bạn cần tháo tấm chắn này và viền gioăng cao su bên trong ra để có thể làm sạch hoàn toàn. Bạn nên sử dụng chất tẩy rửa trung tính và khăn mềm để làm sạch các bộ phận này và các ngóc ngách bên trong thùng đựng. Sử dụng bàn chải mềm để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn tích tụ ở gioăng cao su.

Vệ sinh khay làm đá của máy làm đá

Vệ sinh khay làm đá của máy làm đá

Vệ sinh hệ thống lọc nước và màng chắn bụi

Màng chắn bụi: Đối với các dòng máy làm đá hoạt động theo nguyên lý làm mát bằng không khí thì việc vệ sinh màng chắn bụi là không thể bỏ qua. Bộ phận này có công năng chính là lọc bỏ bụi bẩn, tạp chất có trong không khí khi bộ phận làm mát cho động cơ hoạt động. Vì vậy để tránh tình trạng động cơ bị nóng do làm mát không hiệu quả hay bụi bẩn bay vào trong máy gây mất vệ sinh thì cần phải thường xuyên vệ sinh tấm chắn bụi. Chúng tôi khuyên bạn nên vệ sinh bộ phận này 2 lần mỗi tháng để máy có thể hoạt động ổn định. Khi vệ sinh bạn chỉ cần cho màng lọc trực tiếp vào trong chậu nước và dùng bàn chải cọ sạch, sau đó phơi khô rồi lắp lại vào máy.

Hệ thống lọc nước: Bạn cần vệ sinh kỹ bộ phận này để tránh bụi bẩn có thể xâm nhập vào trong máy. Vệ sinh bên ngoài hệ thống lọc nước bằng khăn vải mềm, vệ sinh bên trong bộ lọc bằng cách xả đi xả lại với nước sạch, bạn không cần dùng chất tẩy rửa vì có thể sẽ để lại mùi và gây ảnh hưởng đến chất lượng đá. Cần kiểm tra thường xuyên hệ thống lọc để chắc chắn rằng nguồn nước cung cấp cho máy luôn sạch sẽ, từ đó máy sản xuất cho thành phẩm đá đảm bảo tinh khiết, hợp vệ sinh.

Vệ sinh màng lọc của máy làm đá

Vệ sinh màng lọc của máy làm đá

>>> Tham khảo thêm bài viết một số lỗi của máy làm đá mà bạn cần biết

Lắp đặt lại máy và vận hành lại máy

Máy làm đá sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ toàn bộ thì bạn tiến hành thao tác lắp lại các bộ phận này. Chúng ta cần lắp lại theo nguyên tắc bộ phận nào tháo ra đầu tiên thì sẽ lắp cuối cùng: lắp các bộ phận của thùng chứa đá sau đó đến bộ lọc nước, đường cấp nước và cuối cùng là kết nối nguồn điện máy.

Sau khi đã lắp đặt xong các bộ phận này thì bạn hãy kiểm tra thật kỹ lại một lượt xem các bộ phận đã được lắp đặt đúng chưa và các mối nối đã chặt chưa rồi mới vận hành lại máy làm đá. Trong trường hợp máy có các tiếng động lạ khi được vận hành lại thì ngay lập tức tắt máy, rút nguồn điện và kiểm tra lại máy để tránh gây hư hỏng. Nếu đã kiểm tra xong mà tình trạng này không được cải thiện thì bạn nên liên hệ với kỹ thuật viên có chuyên môn để đến kiểm tra thiết bị.

Lắp đặt và vận hành lại máy làm đá

Lắp đặt và vận hành lại máy làm đá

Lời kết

Trên đây là quy trình vệ sinh máy làm đá đúng cách mà kỹ thuật viên của Thiên Bình chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những hướng dẫn trên, bạn sẽ có thể tự vệ sinh thiết bị dễ dàng, nhanh chóng ngay tại nhà.. Tuy nhiên trong thực tế việc tự vệ sinh máy cũng có thể đem đến một số rủi ro về tháo lắp, chất lượng khi người vệ sinh không đủ chuyên môn để phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn khi kiểm tra thiết bị có vấn đề bất thường thì bạn nên nhờ các đơn vị có chuyên môn để kiểm tra và bảo dưỡng máy sẽ đảm bảo hơn.

Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp máy làm đá cho các mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong các doanh nghiệp, xí nghiệp,… Thiên Bình đã xây dựng được sự uy tín, lòng tin của rất nhiều khách hàng. Hãy liên hệ cho chúng tôi nếu bạn cần hướng dẫn chi tiết hat tư vấn hay hỗ trợ thêm về dòng sản phẩm này nhé!

Trả lời