Hiện nay nhu cầu sử dụng đá lạnh ngày càng phổ biến trong các mô hình kinh doanh thực phẩm và ẩm thực, với mục đích pha chế, làm mát đồ uống hay bảo quản và trưng bày thực phẩm. Do vậy, máy làm đá lạnh là thiết bị không thể thiếu, giúp đơn vị kinh doanh luôn chủ động về nguồn đá sạch để phục vụ, kiểm soát được chất lượng thành phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người. Vậy máy làm đá có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này nhé!
Giới thiệu về máy làm đá
Máy làm đá hay máy làm nước đá là thiết bị chuyên dụng để sản xuất đá, máy sử dụng hệ thống làm lạnh cấp tốc để nhiệt hoá nước thành thể rắn tạo ra thành phẩm đá có hình dáng và kích thước khác nhau.
Máy làm nước đá hoạt động độc lập và tự động mà không cần đến sự tác động của con người. Đồng thời với chu trình sản xuất đá hoàn toàn khép kín nên đảm bảo được thành phẩm đá sạch sẽ, tinh khiết, hợp vệ sinh.
Máy làm đá lạnh có nhiều mức năng suất và cung cấp đa dạng thành phẩm đá có kích thước, hình dạng khác nhau như đá viên (đá viên vuông, đá hình đầu đạn, đá hình bán nguyệt, đá có hình dạng đặc biệt), đá vảy, đá hạt,… để đáp ứng được hết các nhu cầu của người sử dụng.
Máy làm đá công nghiệp được Thiên Bình lắp đặt trong bếp nhà hàng
Cấu tạo máy làm đá
Để có thể vận hành máy làm đá lạnh ổn định, lâu dài và hiệu quả thì người dùng cần phải nắm được các kiến thức về thiết bị và am hiểu cấu tạo của máy để quá trình sử dụng thiết bị dễ dàng hơn. Máy làm đá được chia thành các bộ phận sau:
Thiết bị chính
Thiết bị chính của máy bao gồm các bộ phận sau:
Vỏ máy: Được làm từ thép không gỉ cao cấp, sáng bóng cho tính thẩm mỹ và độ bền cao lại dễ dàng cho quá trình vệ sinh. Chất liệu này không gỉ sét, không ăn mòn, đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
Máy nén: Đây là bộ phận giữ vai trò quan trọng, có kích thước lớn nhất, nhiệm vụ chính của nó là nén áp suất cao khi có khí lạnh đi qua và thực hiện đẩy khí lạnh đi vào dàn lạnh.
Bình ngưng: Bộ phận giúp thải nhiệt ra nước và trao đổi nhiệt, nó có kèm theo hệ thống bơm nước giải nhiệt và có tháp giải nhiệt.
Hệ thống tiết lưu là hệ thống giúp làm mát.
Hệ thống bay hơi: Đây là bộ phận giúp bay hơi để tỏa nhiệt.
Hệ thống tạo đá: gồm khoang chứa nước, hệ thống vòi phun, hệ thống khuấy nước và thu hoạch đá.
Hệ thống lọc nước: Thông thường hệ thống lọc nước của máy làm đá là quả lọc thô với chức năng loại bỏ tạp chất và vi khuẩn trong nước, đảm bảo chất lượng đá sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Thùng chứa đá: Tuỳ theo model của từng máy làm đá khác nhau mà thùng chứa đá cũng có dung tích khác nhau. Thùng chứa được làm từ nhựa ABS cao cấp, có độ bền cao và an toàn. Có một số dòng máy làm đá đã được tích hợp sẵn thùng chứa đá trong máy. Bên cạnh đó, thường chứa đá của máy có thể được tích hợp theo máy hoặc để rời.
Sơ đồ cấu tạo máy làm đá
>>> Tham khảo thêm bài viết: một số lỗi cơ bản của máy làm đá mà bạn cần biết từ đó nắm được kiến thức kỹ năng trong sử dụng và vận hành thiết bị ổn định lâu dài
Thiết bị phụ
Thiết bị phụ giữ vai trò hỗ trợ đắc lực cho các thiết bị chính để điều phối cho các hoạt động của máy làm đá lạnh, hoàn tất quá trình làm đá. Thường có 5 phụ kiện đi kèm trong máy làm đá bao gồm:
Bảng mạch điện tử: Bảng mạch có sự liên kết chặt chẽ với các bộ phận khác thông qua hệ thống dây dẫn. Thông thường bảng mạch sẽ có 6 rơle, trong đó rơle chính nằm ở trung tâm của bảng mạch. Tuy là thiết bị phụ nhưng bảng mạch điện tử đóng vai trò quan trọng giúp người dùng có thể dễ dàng, thuận tiện điều phối các hoạt động của máy làm đá.
Bình chứa cao áp: Bình chứa là nơi chứa môi chất dạng lỏng cùng áp suất cao. Bộ phận này giúp giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt của bình ngưng, đảm bảo cung cấp đủ môi chất để hệ thống tiết lưu hoạt động bình thường.
Bình tách dầu: Bộ phận này đảm nhiệm chức năng chính là điều chỉnh lượng dầu đang lưu thông về máy nén, tránh sự cố tràn dầu sang các thiết bị khác làm ảnh hưởng tới quá trình vận hành của máy.
Bình tách lỏng: có vai trò tách gas lỏng và gas hơi, do yêu cầu của gas lạnh trước khi đưa khí gas vào máy nén phải ở dạng hơi 100%. Từ đó giúp máy nén có thể nén dòng hơi từ áp suất thấp lên áp suất cao.
Bình hồi nhiệt giúp trao đổi nhiệt từ hệ thống bay hơi đi vào hồi nhiệt.
Các thiết bị phụ của máy làm đá
Nguyên lý hoạt động của máy làm đá
Nếu bạn hiểu về nguyên lý hoạt động và vận hành máy làm đá đúng cách thì máy sẽ cho sản lượng đá cao nhất cũng như chất lượng đá tốt nhất. Nguyên lý hoạt động của máy làm đá sẽ được chia thành 2 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1: Quá trình đông đá
Đây là giai đoạn đầu để sản xuất ra đá lạnh, nguồn nước sạch sẽ vòi phun dẫn vào trong khay chứa nước. Thông qua hệ thống tiết lưu, nước sẽ được hạ nhiệt xuống dưới 0 độ C, sau một khoảng thời gian nhất định đá đạt đủ độ dày sẽ kết thúc quá trình đông đặc. Tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ nước, kích thước đá và hiệu suất của máy mà quá trình này sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian thường là từ 18-30 phút.
Giai đoạn 2: Quá trình xả đá
Sau khi đá đã được làm đông và đạt được độ cứng mong muốn, hệ thống sẽ kích hoạt chế độ xả đá. Trong giai đoạn này, để quá trình tan đá diễn ra nhanh chóng, gas nóng sẽ được dẫn vào khay làm đá, khi nhiệt độ trong khay tăng lên làm tan một lớp mỏng của đá và đá sẽ tách ra khỏi khay sau đó rơi xuống thùng chứa. Đối với các dòng máy được tích hợp sẵn thùng chứa, lượng đá thành phẩm sẽ được đưa thẳng vào thùng để bảo quản đá không bị tan chảy hay bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài môi trường như bụi bẩn, côn trùng.
Quá trình xả đá của máy làm đá
>>> Tham khảo ngay bài viết: Cách khắc phục máy làm đá bị đầy
Một số lưu ý khi sử dụng máy làm đá lạnh
Để máy làm đá lạnh có thể hoạt động hết công suất, trơn tru ổn định cho năng mức năng suất cao nhất cũng như nâng cao được tuổi thọ thì người sử dụng cần phải lưu ý những điều sau:
Lựa chọn vị trí lắp đặt máy: Nên đặt máy ở những vị trí bằng phẳng, khô thoáng. Tuyệt đối không đặt máy ở những nơi có nhiệt độ cao vì sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian và năng suất làm đá, gây hao tốn điện năng. Đặt máy cách tường và cách các thiết bị khác khoảng 15-20cm để máy có thể tản nhiệt dễ dàng.
Kiểm tra nguồn điện phù hợp, ổn định: Mỗi dòng máy làm đá sẽ có định mức điện áp khác nhau tùy vào công suất của máy. Trước khi cung cấp điện cho máy cần kiểm tra nguồn điện đã phù hợp theo yêu cầu chưa. Tránh nguy cơ chập cháy hay máy vận hành kém do nguồn điện không đủ tải/quá tải.
Nguồn nước và áp suất nước đầu vào: Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước cho máy làm đá phải là nước sạch, đã được qua xử lý và đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Áp suất nước phải đáp ứng yêu cầu để máy có thể vận hành trơn tru.
Không tác động quá nhiều vào máy: Máy làm đá lạnh vận hành theo quy trình khép kín hoàn toàn do đó bạn không nên tác động quá nhiều vào máy. Sau khi lấy đá để sử dụng cần phải đóng ngay nắp lại để tránh nhiệt lạnh thất thoát nhiều ra ngoài gây ảnh hưởng tới chu trình làm đá.
Không tự ý tháo lắp, sửa đổi thiết bị: Cần liên hệ với chuyên viên kỹ thuật khi cần kiểm tra sửa chữa máy làm đá để tránh các rủi ro hay làm ảnh hưởng tới nguyên lý vận hành của máy.
Vệ sinh và bảo dưỡng máy làm đá theo định kỳ: Để đảm bảo năng suất, chất lượng đá cũng như kéo dài thời gian sử dụng cho thiết bị thì bạn cần phải vệ sinh máy làm đá thường xuyên và bảo dưỡng máy định kỳ 3-4 lần/năm.
Khi không sử dụng máy làm đá trong thời gian dài cần tháo bộ phận khay đá và đường cấp nước để tránh phát triển vi khuẩn, nấm mốc. Nếu cất máy đi cần phủ nilon và để máy ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh côn trùng xâm nhập làm hư hại thiết bị.
Vệ sinh bảo dưỡng máy làm đá công nghiệp theo định kỳ
Lời kết
Trong bài viết này kỹ thuật viên của Thiên Bình đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy làm đá. Để có thể sử dụng máy một cách an toàn, ổn đinh và hiệu quả thì bạn cần nắm được những thông tin này. Ngoài ra nếu bạn cần sở hữu một chiếc máy làm đá cho cơ sở của mình hay gặp các vấn đề trong quá trình sử dụng thiết bị thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua qua trang web thienbinhgroup.com hoặc hotline 0989.918.528 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé!